GẶP LẠI NHAU Ba mươi chín năm trôi qua, khoảng thời gian không ngắn cho một đời người để trưởng thành hơn, suy nghĩ chính chắn hơn, và kinh nghiệm cuộc sống hơn. Thuở ấy, tôi là một cô giáo còn rất trẻ mới Ra trường, nhận nhiệm sở tại trường trung học Dân Trí năm 1975. Bấy giờ, tôi còn độ tuổi thanh niên, hoạt động hăng say các công tác xã hội, nhiệt huyết tràn đầy, chỉ biết đem hết tâm huyết vào việc giảng dạy, làm tròn nhiệm vụ của một nhà giáo, một thiên chức cao cả mà người đời ban tặng cho một danh từ thật hoa mỹ “kỹ sư tâm hồn”. Ngày ấy tôi Chưa thật thấm thía hết tình bạn, tình thầy trò. Những tháng ngày êm đềm dưới mái trường không được bao lâu, ngày tháng qua mau, lớp học tôi chủ nhiệm, học sinh ngày một thưa dần… thưa dần… hình như đây là một hiện tượng chung cho cả trường lúc bấy giờ. Học sinh ngày càng thưa thớt, thầy cô giáo lần lượt bỏ nhiệm sở ra đi. Lúc nầy tôi cảm thấy hụt hẩng như mất mát một cái gì đó, và rồi cũng đến lượt tôi bỏ ra đi. Hơn 30 năm lặn lội, bôn ba nơi xứ người, biết bao nỗi thăng trầm trong cuộc sống, bao khổ cực buổi ban đầu, nỗi nhớ nhà, nỗi cô đơn, nỗi bơ vơ một mình nơi xứ lạ, có lúc tưởng chừng như tôi không còn chịu nỗi, nhưng với ý chí sống còn buộc mình phải vươn lên, phải mạnh mẽ để đứng thẳng trên chính đôi chân của mình. Rồi thời gian cứ trôi…trôi…tôi như bị cuốn hút vào dòng xoáy của cuộc đời, bận rộn , tất bật ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm, ấy thế mà đã hơn 30 năm trôi qua, nhanh như chớp thoáng chốc mình đã già, tuổi xuân không còn nữa. Giờ đây, ở độ tuổi trung niên, mình mới cảm nhận được sự thiếu vắng một điều gì đó, hình như tuổi đời càng cao mình càng thấy nuối tiếc, muốn tìm lại những gì đã đánh mất trong quá khứ để lắp đầy khoảng trống vắng của tuổi già. Đó chính là TÌNH BẠN. Bao năm tháng trôi qua, những thăng trầm đã thuộc về quá khứ, hôm nay cuộc sống cũng tạm ổn định, TÌNH BẠN như một nhu cầu thiết yếu đã thôi thúc chúng ta tìm đến nhau để cùng hoài niệm, cùng chia sẻ buồn vui sau những biến cố của cuộc đời, lúc nầy đây và hơn bao giờ hết tôi mới thật sự thấm thía và cần thiết của một TÌNH BẠN chân thật. Hơn thế nữa, một thứ tình cảm khác mà tôi nghĩ cũng không thể thiếu, đó là “TÌNH THẦY TRÒ“. Đúng vậy, vận nước đã đưa thầy trò ta mỗi người mỗi ngã, mà đã quá lâu rồi chúng ta chưa một lần hội ngộ. Hôm nay, qua hệ thống Skype, tôi đã tìm lại được một số học trò thân yêu cũ của tôi ngày nào, thầy trò gặp lại nhau vui biết là bao. Giờ đây các em đều đã trưởng thành, và cũng hiểu được sự tôn kính thầy cô. Sau lần gặp lại nhau, các em đã mang đến cho tôi một cảm giác ấm áp ngọt ngào, một niềm an ủi khó quên khi các em vẫn còn nhớ đến tôi. Cảm ơn các em rất nhiều, nhiều lắm. Ngọc Huệ – Perth, Australia - Dec. 2013
Tình yêu như đống tuyết trắng. Tình bạn như mãnh đất đen.Trích từ trong một đọan phim, thấy lý luận hay hay, Tú vân và mình đều đồng ý, nên viết lên đây cùng chia sẽ một chút tâm tình chua ngọt…. Tình yêu như một đống tuyết trắng, trông rất đep và sáng ngời, lãng mạng và thơ mộng làm sao….không ai đành bõ rơi “Bỏ thì thương, mang thì vương” lúc nào cũng thấy luyến tiếc. Nhưng thật eó le, nó lại không thể tồn tại được lâu, dưới sự ấm áp của ánh nắng mặt trời, nó càng tan nhanh hơn. Tình bạn như một mãnh đất đen dù không quyến rũ, không dễ thương như đống tuyết trắng, nhưng nó lại có mãnh lực thúc đẩy sự sống, không tan theo thời gian và không mất theo ánh nắng mặt trời, nó giúp hạt gióng nẩy mầm, nở nhụy khai hoa, mãnh đất nầy sẽ trở thành một vườn hoa, thậm chí là một rừng cây… Sự hình dung nầy thật đáng quí. BẠN BÈ, bạn thì phải bè, mong rằng tất cả chúng ta cố gắng, cố gắng hết sức mình trích ra thời gian và phương tiện về hộp mặt lần nầy. Nhìn mùa thu đang tới, lá ngoài sân trở vàng, mình hình như nghe nó xì xào mong được rơi về cội trở về nguồn, quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe bao kỹ niện ngày xưa, ngồi bên nhau trên băng ghế học trò, nhìn mây trôi mà tưởng tượng chuyện tương lai. càng nghĩ mình càng ước mong, mong các bạn hãy giúp tìm lại những người bạn mà chúng ta còn giữ được liên lạc, về tham dự ngày hộp mặt. Viết lên đây với tất cã tấm lòng nhung nhớ, chân thành mến gọi. Cẩm Nhung - Toronto, Canada
Về Đây Đi EmSau buổi họp bạn ngày 1 tháng 7 năm 2013. Tất cả bạn bè đều đồng ý tái ngộ dip reunion ở CA. không hiểu sao!? lúc nào mình cũng có cảm giác như bầy chim nhỏ sau 30 năm lạc lõng khắp phương trời, chịu nhiều gió mưa, mệt mỏi, bỗng như sống lại vì đã tìm thấy tổ ấm ngày nào. Thời học sinh như sống dậy, những con chim Hải âu nhỏ bé đang chìm dần trên mặt biển mênh mông , bỗng dưng, như con Chim Ưng (Egle) đầy sức sống và nghị lực, tung lên vỗ cánh đại bàng dìu nhau về đoàn tụ. “Minh Đức” cái mái ấm chung của chúng ta và “Yingshe” cái tổ ấm yêu dấu của ta. Như quay ngược dòng thời gian, tôi vừa mừng vừa lo, không biết đến lúc gặp lại tất cả bạn bè xưa mình sẽ khóc hay cười? Có lẽ là vừa cười vừa khóc! Cười vì vui mừng, khóc vì xúc động, rồi tự nhiên mình vừa khóc lại vừa cười, và viết lên tâm sự này. TB: Xin lỗi đã dùng từ Em, vì mình cảm thấy nó rất thân và rất dễ thương, đúng với cảm xúc của mình. Trần Cẩm Nhung – Toronto, Canada ************************ Đông xin tiếp nối bài của chị Cẩm Nhung bằng bài thơ ngắn cho vui. Xin đừng …..chửi, và nhất là đừng méc với vợ em. Anh ở đây rồi, em ở đâu? Hàng Đông Ngươn – San Francisco, US ************************ Hi, anh Đông, để đối lại bài thơ của anh, tôi xin làm một bài thơ con cóc cho vui. À, rất cám ơn anh đã khen, ” làm em mắc cỡ “, nói cho vui, lần nữa thành thật cám ơn anh. Giữ đi anh, cái tuổi học trò. Chào anh bạn gìa mà tâm vẫn trẻ. Trần Cẩm Nhung - Toronto, Canada
Tôi xin thành thật cám ơn quý vị gởi bài về để tâm tình cùng thầy cô và bạn hữu. Vì muốn số đông thầy cô và bạn bè biết để phổ biến và tham dự cuộc hội ngộ đầu tiên này, để mọi người được vui vẻ gặp được đông đủ thầy cô và bè bạn, “càng nhiều càng vui”, để nhắc nhở, hoặc kể cho nhau nghe, hay hồi tưởng lại những kỷ niệm xa xưa dưới mái trường thân yêu. Vì thế nên tôi hy vọng cuộc hội ngộ sẽ được thành công tốt đẹp, để ban tổ chức không hối tiếc với quyết tâm và công sức đổ vào việc làm có ý nghĩa này. Hy vọng quý thầy cô và các bạn đồng ý và ủng hộ. Tôi viết văn rất dở. Nhưng đây là chuyện bất đắc dĩ nên mới cho ra đời hai bài thơ ngắn sau đây. Xin mời quý thầy cô và các bạn đọc và đừng cười nhe. Nếu biết ngày mai không có tôi, Thân ái, Hàng Đông Ngươn – 韓東元 – San Francisco, USA ************************ Hoạ thêm bài thơ “Thất ngôn bát cú” của bạn Đông Ngươn, tôi xin lấy câu cuối làm câu đầu để tiếp nối thêm phần hào hứng nhe! Tham dự đi, rồi tất sẻ vui. Lư Liệt Thanh - Australia ************************ Nếu được sự cho phép của anh Liệt Thanh. Tôi xin được phép dùng câu văn cuối của anh để thêm vào cho các bạn cùng đọc đề cười cho vui. Sỏi đá vô tri chắc cũng buồn Lư Ái Ninh – 盧愛寕 – Atlanta, GA
Từ khi được xem lại hình tốt nghiệp của hai lớp A (挺 進) và lớp B (鷹 社) chụp năm 1975, Đông đã cố gắng làm việc với nhiều bạn hửu để ghi tên từng người một lên hình, khiến bạn bè đều phải cảm động vì lòng nhiệt tình đó, ai nấy phải trằm trồ khen ngợi và chúng ta không ngừng tâng vươn lẩn nhau về tài nghệ của mổi người. Chúng ta cứ khen qua rồi khen lại, cám ơn tới lại cám ơn lui, hình như là hơi khách sáo đó? Nói cho cùng mổi chúng ta đều có ưu điểm và khả năng của riêng mình, chẳng qua đã nhiều năm bị chôn vùi vì cuộc sống tha hương, mọi người chỉ biết lăn lộn với công việc hằng ngày, không có thời gian cho chính mình để nghĩ ngơi, thì làm gì được thong thả hồi tưởng chuyện ngày xưa, sau 40 năm rồng rã, coi như đã yên ổn, trách nhiệm và bổn phận đã tương đối tạm xong, mới cố nhín chút thì giờ nhìn lại bản thân thì chao ôi! da nhăn, tóc bạc…tứ chi rã rời, bắt đầu thấy hoảng hốt, vội vã cảm thương cho thân mình, mong có thể làm một cái gì đó để an ủi tuổi về chiều, liệu, cuối đời còn có một chút gì để nhớ để thương. Nói đến đây, mình chợt nhớ ngày xưa trên bàn học của chúng ta, thường có những chử khắc trên bàn: “Khi tôi chết, ai là người xây nấm mộ. Cổ quan tài ai khóc tiển đưa tôi.” Hay “Yêu thì khổ, không yêu thì lổ. Thà chịu khổ, chớ không để lổ.” Hoăc có những câu có ý chí hơn: “nếu đường đời bằng phẳng hết, anh hùng hào kiệt có hơn ai.”…..Những ngày đó thật là một giấc mơ tuyệt vời, bây giờ mình thèm được sống lại một ngày, dù chỉ một ngày được ngồi lại chiếc ghế học trò, và trên băng đá trước lớp, nhìn mây bay, mơ mộng chuyện tương lai, mơ mộng bạch mã hoàng tử của mình, và những bức thư thơ dại, những lời tán tỉnh ngại ngùn của các anh nam sinh. Khi tiếng chuông vào lớp, tất cã trở về hiện tại. Vô đến lớp tất cả mộng mơ không còn tồn tại nữa, tâm hồn ngây thơ như tờ giấy trắng có đứa chỉ lo học hành, có đứa thì thích phá phách, chọc ghẹo thầy cô, hình như những trò chơi khiến thầy cô điên đầu là hạnh phúc và niềm vui lớn nhất của học trò. Nhớ giờ 幾何 lại phá cô 陸維芝: “人生幾何,為何要學幾何, 學了幾何又如何,考試不級絡,只好跳下湄公河.” Rồi thì tới giờ Anh văn lại chọc ông 黄文義: “A,E,I,O,U. cầy, kí, cai, câu, kêu ông 黄文義 ăn cơm thiêu.” Lúc bấy giờ vui nhỉ!? Vậy mà chúng ta vẫn thang trời trách đất, có khi còn buồn vô tận. Nghĩ lại hình như đây là bịnh chung của con người, không bao giờ ta thấy vui và đủ với cái hiện tại đang có của mình, lúc nào: “Cỏ nhà kế bên cũng xanh hơn.” Có bài thơ tiếu mình và Phụng đọc được trên tờ báo, còn nhớ mài mại; “Vợ là cửa cái, bạn gái là cửa sổ. Càng nhiều cửa sổ càng sang, nhưng cửa cái nhà ta lại là cửa sổ của ông láng giềng.” Lại có một nhạc sĩ cho là: “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời mất vui khi đã vẹn câu thề.” Những gì con người không nắm được thì luôn cho là qúi, như lúc còn đi học có bao giờ mình thấy chân qúi đâu, nhớ lúc cô Ky dạy giờ Việt văn, có một bài ví dụ về Tam đoạn luận: “Cái gì hiếm thì qúi, con ngựa què rất hiếm, vậy con ngựa què rất qúi.” thật sự con ngựa què không quí chút nào, vì nó vừa bị què, không còn dùng được, thì chủ nó đã đưa nó đi thế giới khác rồi. Cho nên nhiều khi mình thấy con người không biết chân trọng những gì hiện hữu, thì cũng chẳng khác nào coi con ngựa què là của quí. Thôi nói cho vui, kể chút chuyện xa xưa cho các bạn được ấm lòng, chớ thật sự mình cũng là một trong những bịnh nhân của cuộc đời nầy đấy. Thân chào, chúc tất cả luôn vui vẽ với cái hiện tại của mình. Trần Cẩm Nhung - Toronto, Canada
Hầu như ai cũng biết và thuộc ít nhiều câu trong bài hát, “Nỗi Buồn Hoa Phượng. Mổi năm đến hè lòng man mác buồn, chín mươi ngày qua chứa chan tình thương...” Nó diễn tả đúng làm sao cái tâm trạng của đời học sinh khi còn cấp sách đến trường. Buồn làm sao khi phải rời xa bạn học, xa thầy cô yêu dấu, và xa mái trường thân yêu. Mặc dù lúc ấy mình biết là mình sẽ gặp lại họ sau ba tháng hè ngắn ngủi thế mà mình còn bịnh rịnh, rưng rưng nước mắt lúc chia tay. Giờ mình nhớ lại còn cảm thấy xao xuyến trong lòng. Ôi, đã bao nhiêu cái mùa hè chia tay ấy đã trôi qua, bao nhiêu sự tan rã, sự chia lìa. Tưởng chừng như mình sẽ không bao giờ gặp lại. Nhưng mùa hè 2014 không phải là một mùa hè xa cách, mà nó lại là một mùa hè sum họp, vui vẻ, và gợi lại nhiều kỷ niệm. Những kỷ niệm đáng quý mà nó vẫn còn ngự trị trong lòng, không bao giờ quên được. Không ngờ ta còn có cơ hội gặp lại nhau. Gặp lại thầy cô yêu dấu, gặp lại bạn bè thân thương, duy chỉ có mái trường. Nhưng hình ảnh mái trường xưa sẽ trở lại rất gần với chúng ta, vào ngày hội ngộ. Ở đó, nó không có cây phượng vĩ của ngày nào, không có lớp học, không đầy đủ bạn bè thân thương. Làm sao đầy đủ được đây? Nhưng ít ra chúng ta có thể gặp lại những thầy cô, và bạn bè mà chúng ta tưởng chừng không bao giờ gặp lại. Đời người có bao lâu? Có bao nhiêu cái hội ngộ như thế này? Mình có nuối tiếc không khi hội ngộ đã đi qua? Nhiều, và nhiều câu hỏi lắm, nó quây quẩn ở trong đầu tôi từ mấy tháng qua. Câu trả lời cũng không ít. Nào là tôi còn phải đi làm và có thể không xin nghỉ được, tôi đi thì cơ sở mình ai coi, chuyện gia đình ai gánh vác, vân vân và v.v. Nếu vì lý do ngoài ý muốn mà mình không tham dự kỳ hội ngộ 2014 này được, thì đó thật là điều đáng tiếc. Nhưng nếu mình có thể tham dự được mà không tham dự thì đó là một điều hối tiếc vậy, tôi nghĩ. Có lẽ là tôi đúng, nhưng cũng có thể là tôi sai. Nhưng có một điều tôi tự khuyên nhũ mình là đừng để điều hối tiếc gì xảy ra nếu mình có thể ngăn ngừa được. Gần đây tôi có một suy nghĩ hơi khác lạ hơn tôi thường nghĩ. Có lẽ, phần nào liên quan đến hội ngộ. Có lẽ, phần nào liên quan đến sự ổn định của gia đình. Hoặc có lẽ, nay tôi đã già nên cảm thấy thiếu thốn cái gì đó khi không có bạn bè xung quanh… Không hiểu vì lý do gì, và hơn bao giờ hết, tôi cảm thấy quý mến thầy củ, trường xưa, và nhất là bạn học cùng lớp, cùng trường. Đa số bè bạn của tôi đã ngoài năm mươi, mà không hiểu sao, tôi cứ nghĩ những em gái, em trai cùng lớp vẫn còn ngây thơ như ngày nào, dù họ đã có con, có cháu hết rồi. Mình đã xem các em ấy như em của mình khi còn đi học vì các em nhỏ hơn mình năm, ba tuổi. Mấy em lúc ấy còn ngây thơ và hồn nhiên lắm, và rất dể thương. Vì vậy tôi rất mong gặp lại họ, để được ôm chầm lấy các em vào lòng với cử chỉ tha thiết nhứt. Thật vậy, khi tôi viết đến đây, tôi không cầm được lệ rơi. Tôi muốn gọi tên của họ, Phương Phương ơi, Đức Ái ơi, Đức Toàn ơi, còn nữa, và còn nữa. Mặc dù tôi đã quên tên của rất nhiều người. Tôi có thể không nhận dạng được họ khi gặp lại, nhưng hình bóng của họ ngồi ở trong lớp học, hay nô đùa, chạy nhảy trong khung viên của nhà trường vẫn còn nằm trong ký ức. Tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội lần này rồi sẽ phải hối tiếc. Tôi càng cảm thấy thấm thía tình bạn hơn bao giờ hết vì chúng ta đã xa nhau quá lâu, và cơ hội gặp lại nhau thì không có nhiều. Tôi suy nghĩ và tự hỏi, không biết những kỳ hội ngộ sau còn có thể tiếp tục được nữa không? Nếu có, thì bao nhiêu kỳ hội ngộ nữa mà tôi có thể tham gia? Tôi không làm được gì cho người, nhưng tối thiểu tôi có thể làm được gì cho tôi, để tôi có thể sống vui trong khoảng đời còn lại? Hàng Đông Ngươn – San Francisco, US | Tháng Hè Mây Tụ!!!Tháng 7 mây về! Các bạn ơi!! các bạn chuẩn bị sẽ thấy những cánh chim từ khắp bốn phương trời bay về LA. tìm lại bạn củ thầy xưa, bao nhiêu trái tim háo hức bao nhiêu giọt lệ tương phùng hạnh ngộ sẻ trao cho nhau qua những ngày hội ngộ ngắn ngủi này…. Hơn bốn mươi năm trôi qua, biết bao thay đổi bể dâu của cuộc đời, thầy trò bạn củ còn gặp lại nhau quả là một diễm phúc khôn cùng phải không các bạn? Xin gởi những dòng chử chân thành nầy đến tất cả các bạn học bốn phương. Năm tháng trôi qua như bóng câu cửa sổ. Sau cuộc đổi đời tháng 4/1975 chúng ta những người xa quê hương, mỗi người ở một phương như đàn chim vở tổ, thất lạc bốn phương trời và vì những rộn ràng của đời sống, bận bịu với gia đình và những lo âu trong cuộc sống, lúc đó ít ai nghỉ đến tìm lại bạn học củ năm xưa đã có một thời cùng chung mái trường cùng chung lớp học. Sau những năm tháng dài đã qua, đũ để chúng ta ngày nay nghỉ đến bạn bè, vì cuộc sống đại đa phần đã được ổn định, từ những tin tức qua người quen với sự góp sức không nhỏ của thời đại điện tử, thế giới hôm nay nhỏ lại khiến chúng ta gần gủi nhau hơn, ý kiến trường Minh Đức hội ngộ thành hình tạo cơ hội cho chúng ta gặp nhau, nhớ lại những lần đầu găp lại bạn học củ, không có bút mực nào tả xiết, những cãm xúc vui mừng, nhìn nhau miệng cười mà nước mắt rưng rưng, kể cả xưa kia có ngườì chưa một lần trò chuyện, bây giờ gặp lại mà xem như đã quen nhau từ kiếp trước, Ôi kỳ diệu phút giây vừa chạm mặt, Và ai đã từng tham dự họp mặt với bạn học những lần trước, dù chỉ một lần cũng đũ cãm nhận được niềm vui và hạnh phúc đó. Nó vô hình nhưng bàng bạc, trong những phút giây gặp nhau đó, người ta thấy hình như có một phép mầu vượt qua lằn ranh của quá khứ để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho hiện tại, tất cả như trở lại cái không khí trường xưa lớp củ. Không có gì tránh khỏi được sự đào thải của tạo hóa, nhưng chúng ta nên nghỉ chắc chắn rằng thời gian không thễ xóa đi được những kỹ niệm vui và hạnh phúc của những lần họp mặt đã qua và lần hội ngộ này vẩn thế, hy vọng sẽ tạo ra thêm nhiều điều phấn khởi để lại trong lòng kỹ niệm êm đềm, cho tất cả những thầy cô bạn bè tham dự cuộc hội ngộ năm 2014!!! Lư Liệt Thanh - Australia
DuyênTháng mười, mùa thu, lá vàng, nắng nhạt, gió nhẹ. Máy bay hạ cánh xuống phi trường đúng 10 giờ sáng. Đến khu tiếp đón thì nhận ra Quang (黃傳光), người bạn học chung lớp ngày trước mà nay xa cách đã hơn 37 năm. Trên đường đến nhà em gái của Quý (柯錫明), 2 đứa lo mải mê huyên thuyên kể nhau nghe cuộc sống hiện tại của riêng mình mà quên cả thời gian và đường dài. Những kỹ niệm về trường xưa bạn cũ lại ồ ạt trở về khi 2 đứa gặp Quý. Trong mẫu chuyện về những lần gặp gỡ thầy và bạn tại hải ngoại, ai với ai giờ ở nơi đâu và những người có còn liên lạc được hay biệt tăm biệt tích bấy lâu nay. “Cô Ky cũng ở quanh đây, nhưng hiện giờ cô đã quy y”. “Nếu mình đến chùa tìm cô thì có tiện không?” có người hỏi. Quang cười nói “cái đó cũng tuỳ ở cái “duyên”, không phải ai đến chùa cũng đều gặp được cô đâu”. Cả bọn đồng ý thử thời vận một phen, nếu không gặp cô thì coi như đến viếng chùa vậy. Chùa VN nằm ở góc một con đường nhỏ, bên ngoài nhìn cũng rất là khang trang. Bọn này bước vào trong vái chào thầy trụ trì đang ngồi xem kinh sách một bên bàn phật, sau đó hỏi một cô mặc thường phục đang thu dọn trong bếp thì cô cho biết cô Ky đang ở đàng sau và sẽ phải đi công chuyện trong vài phút tới. Nhìn cô Ky bước ra mà không nén được một niềm xúc động. Cô mặc áo sơ mi ngắn tay màu xanh lam nhạt, bỏ trong chiếc quần tây màu xanh lam đậm, tóc cô thì ngắn đều khoảng 5 centimet, giọng nói của cô vẫn pha một chút gì khàn khàn y tạc như xưa. Cô nhìn ra Quang, Quý và vợ chồng Mai vì đã từng gặp trước ở Mỹ. “Còn em này là ai ?” “Em là Ta” “Trần Văn Ta đó hả. Ồ!, em thay đổi quá cô nhìn không ra” Rồi thì những cái tên hoặc biệt danh ngày trước lại được khơi ra. Cô vẫn còn nhớ hầu như tất cả các học trò của lớp Đỉnh Tiến mà cô làm chủ nhiệm vào năm 75. Cô cho biết hiện giờ cô vẫn đi làm full time, đồng thời cũng học đạo và làm việc trong chùa toàn thời gian nữa. Mặc dù vậy, sắc thái của cô hôm nay rất đỗi tươi tỉnh, nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Khi đưa thư mời họp mặt toàn trường Minh Đức vào năm 2014 cho cô, thì cô nhìn các tên trong ban tổ chức và hỏi: “Dương Văn Quang là cái em nhỏ nhỏ người trong lớp Đỉnh Tiến phải không ?” “Phải Quang đó rồi cô. Nhưng mà Quang nó bây giờ không còn nhỏ nhỏ người nữa đâu cô ơi, nó giờ sổ sửa dữ lắm” Nguyên đám học sinh phá lên cười vui vẻ trong khi cô hơi có vẻ ngơ ngác. Cô Ky cho biết hằng năm vào tháng Bảy, chùa đều có đặt phái cô đi học phật lý độ vài tuần, và những năm gần đây thì hình như chỉ đưa đi 2 nơi là Cali hoặc Canada. Cô nói nếu có duyên (cũng chữ “duyên” này đây) mà năm 2014 được đi Cali thì cô sẽ dành 2 ngày tham gia vào cuộc họp mặt của trường Minh Đức. Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều mong mỏi hy vọng rằng cái “duyên” này sẽ đến. Bước chân ra khỏi chùa, chợt thấy lòng thơi thới thanh thản yên bình một cách thật dị thường. Trần Văn Ta 陳文壯 – Australia Chuyện Nồi Cơm Nhan Hồi!!Có những việc mình tin chắc là đúng vì chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không đúng sự thật. Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử. Trong thời Đông Chu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ … Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng. May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo … Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm. Tại sao Khổng Tử lại giao cho Nhan Hồi – một đệ tử đạo cao đức trọng mà Khổng Tử đã đặt nhiều kỳ vọng nhất – phần việc nấu cơm? Bởi lẽ, trong hoàn cảnh đói kém, phân công cho Nhan Hồi việc bếp núc là hợp lý nhất. Sau khi Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, Khổng Tử nằm đọc sách ở nhà trên, đối diện với nhà bếp, cách một cái sân nhỏ. Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống … thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay và nắm lại từng nắm nhỏ … Xong, Nhan Hồi đậy vung lại, liếc mắt nhìn chung quanh … rồi từ từ đưa cơm lên miệng … Hành động của Nhan Hồi không lọt qua đôi mắt của vị thầy tôn kính. Khổng Tử thở dài … ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Học trò nhất của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn, đốn mạt như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!” Sau đó, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về … Nhan Hồi lại luộc rau …Khổng Tử vẫn nằm im đau khổ … Một lát sau rau chín. Nhan Hồi và Tử Lộ dọn cơm lên nhà trên; tất cả các môn sinh chắp tay mời Khổng Tử xơi cơm. Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: “Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh loạn lạc, dãi nắng dầm mưa, đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, các con vẫn yêu thương đùm bọc nhau, các con vẫn một dạ theo thầy, trải qua bao nhiêu chặng đường đói cơm, khát nước … Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, may mắn làm sao thầy trò ta lại có được bữa cơm. Bữa cơm đầu tiên trên đất Tề làm thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương nước Lỗ. Thầy nhớ đến cha mẹ thầy … cho nên thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng? Trừ Nhan Hồi đứng im, còn các môn sinh đều chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nên ạ!” Khổng Tử lại nói: “Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?” Tất cả học trò không rõ ý Khổng Tử muốn nói gì nên ngơ ngác nhìn nhau. Lúc bấy giờ Nhan Hồi liền chắp tay thưa: “Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch.” Khổng Tử hỏi: “Tại sao?” Nhan Hồi thưa: “Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi … nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì vô hình trung làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em … Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ! Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử ngửa mặt lên trời mà than rằng: “Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt tí nữa là Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ! **************** Các bạn thân mến!! Qua câu chuyện vừa đọc của Thầy trò Khổng Tử gợi cho chúng ta suy nghỉ về một triết lý song. Cái suy diển của mình chưa phải là hoàn toàn đúng hẳn, các bạn đều biết Khổng Tử là một vị mà người đời thường gọi là “Vạn thế sư biểu” thế mà khi nhìn thấy hành động của Nhan Hồi rành rành trước mắt mà còn nghỉ sai, thì thử hỏi trong chúng ta là người phàm phu làm sao tránh khỏi những suy nghỉ sai trái mà vô tình mình chưa phát hiện ra được ái THẬT trong đó được. Mong bài này khi đọc xong chúng ta hãy cùng nhau suy gẫm, để sau này tránh khỏi những việc gây đau lòng cho người khác... Mong thay Lư Liệt Thanh - Australia Lưu Bút Ngày XanhNói đến Nổi buồn hoa phượng thì không thể không nhắc đến Lưu bút ngày xanh phải không các bạn! Đó là mình muốn khơi lại kỹ niệm hơn 40 năm đã qua, khi còn núp dưới mái trường Minh Đức, những năm cuối trước khi rời trường cả lớp chúng tôi bổng nổi lên phong trào chuyền tay cuốn lưu bút, đưa từng đứa bạn thân mổi người ghi vào đó một chuyện ngắn hoặc một bài thơ thậm chí một bài nhạc và chúng tôi không quên tặng cho nhau những tấm hình đề kèm vào bài viết của mổi tác giả. Gần 50 năm đã qua, nay nhắc lại quyển lưu bút đó lòng tôi bổng thấy hối tiếc vô ngần, nếu hiện giờ nó được mình cầm trên tay, thì tôi nghỉ nó không kém một bảo vật. Nhưng gì vận nước nổi trôi, đã bỏ lại những kỹ niệm còn nằm trong trang giấy trinh nguyên của tuổi học trò, hy vọng trong nhóm bạn mình nếu có ai còn giử được xin chuyển lên và gởi vào trang Minh đức để chúng ta cùng nhau chia sẻ. Các bạn ạ! đó là những luyến tiếc và gì muốn giử lại những kỹ niệm êm đềm của chúng ta ở thời thơ ấu. Hảy tưởng tượng một ngày nào đó, khi tuổi đời đã cao, mạng sống gần kề miệng lổ, tóc đã bạc lưng đã còng mà chúng ta còn đọc được quyển lưu bút ngày xanh đó bên người bạn tâm giao cùng nhau ngồi uống trà, chúng ta lần gở từng trang đọc từng tờ, xem từng tấm ảnh của tuổi thơ trong trắng, lòng chúng ta chắc hẳn sẻ lâng lâng trào dâng lên một nguồn cảm xúc chân thành, một tình bạn thấm thía và đó cũng là một niềm an uỉ vô biên vậy! Với gánh nặng của thời gian và bao thăng trầm của thời cuộc, cũng như không sao chống lại quy luật của kiếp người, bạn bè của mình bao nhiêu người đã ra đi và bao nhiêu người còn ở lại. Bạn thân mến của tôi ơi! Giờ đây chúng ta ai nấy tuổi đời đã bước vào ngưởng “Ngũ thập chi thiên mệnh và Lục thập lực bất tòng tâm” chân sắp run mắt sắp mờ ước gì có một ngày nào đó, chúng mình cùng nhau lụm cụm trèo lên cầu thang trường củ vào đúng lớp của mình rồi giụm đầu vào nhau ôn lại kỹ niệm tuổi học trò chắc vui biết chừng nào phải không?? chuyện này chỉ tưởng tượng thôi, nhưng nếu có được thì phải là duyên “tam sanh hửu hạnh” đó . Viết lên bài nầy do cảm xúc sao khi; đọc bài “Nổi buồn Hoa phượng” của bạn Hàng Đông. Lư Liệt Thanh -
Australia
Trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, chắc hẳn ai cũng có những kỹ niệm đẹp đẽ nhất. Đối với tôi kỹ niệm mà tôi sẽ khắc ghi mãi mãi đó là những ngày tháng cùng bạn bè học tập, vui chơi dưới mái trường Minh Đức. Lòng tôi có chút nao nao sau khi xem 2 đoạn video vừa qua, có lẽ tôi đang nuối tiếc những tháng ngày này. Quả thật khi con người ta gắn bó với một điều gì đó lâu dài ắt sẻ có tình cãm và chính tôi cũng không ngoại lệ . Tôi đã thử suy ngẫm nhiều lần để mường tượng ra những ngày xưa thân ái đó, thì càng nghĩ càng hiện rỏ mồn một những kỹ niệm đẹp đẽ của thời học trò áo trắng trong tôi. Thật lòng tôi mong thời gian ngừng lại một chút thôi, để một khoảnh khắc kỹ niệm đẹp của thầy cô bạn bè khắc sâu vào tim tôi thêm chút nữa, để mai này khi chia xa tôi vẩn có thế nghỉ về nó như vẩn còn quanh đây. Giờ đây khi ngồi đây, tôi muốn viết lên một điều gì đó để dành tặng cho thầy cô thân yêu và bạn bè quý mến của tôi, nhớ lắm những ngày cuối tuần cả nhóm hẹn nhau đến nhà thầy Lưu Quang Thiêm, (vợ chồng thầy lúc đó đều dạy tại ngôi trường này, thầy nay đã không còn nửa, còn cô thì không biết ra sau??), nhớ những ngày tết hẹn nhau đi vườn dừa, nhớ những lần làm bích báo dán tường, và nhớ hằng năm trường tổ chức lể Không Tử mổi buổi chiều khi tan học phải ở lại luyện tập văn nghệ (Ngày xưa mổi lần em buông tiếng hát, thì anh tay phiếm nắn nót dây đàn), nhớ những lần phá phách quá trớn khiến toàn trường phải đóng cửa 3 ngày thật là hối hận quá! quá đáng phải không các bạn, tuy nhiên đó cũng là một kỹ niệm không bao giờ quên mà trong lòng chúng tôi chưa thấy ai thốt lên một lời xin lổi, nhưng ngược lại mổi lần nhắc lại tất cả đều vui cười hỉ hả????.. và còn, còn nhiều lắm…… nhớ vô cùng, nhớ lắm những năm tháng của tuổi học sinh hồn nhiên không một chút lo toan cuộc sống hằng ngày, nhớ cây phượng vĩ sân trường hằng năm đến hè hoa phương đỏ thắm rơi lả tả dưới sân trường, không biết lúc đó có ai thấy phượng rơi mà lòng không xao xuyến đem cánh phượng ép vào trang sách không?? (lòng bùi ngùi khi vừa mới hay cây phượng vĩ đã bị người ta đốn mất rồi, và bây giờ thay vào cây khác!… thật là tiếc, sân trường mà thiếu cây phượng vĩ như ăn hủ tiếu mà thiếu nước lèo, ăn bánh bèo thiếu nước mắm vậy!!, thì kẻ chủ trương đốn đó thật là vô tâm) Bảy năm học ở ngôi trường này đã để lại trong lòng tôi biết bao nhiêu kỹ niệm đẹp và xấu, những kỹ niệm ấy đã mãi in đậm trong tim tôi và mãi mãi không bao giờ xoá nhòa. Bài này gởi đến các bạn củ và mới, chúng ta, tuy có người học trước hoặc sau tất cả đều là học sinh Minh Đức sau bao nhiêu năm rời đất nước đến nay gần 40 năm, sau khi lập ra trang mạng nầy, thì hình như có sợi định mệnh vô tình hay hửu tình đã kết chặt tình bằng hữu chúng ta lại, mong ngày hội ngộ nhanh đến để chúng ta đối diện hàn huyên nhận diện, để sau này mổi người một nơi, trong lòng còn giử lại hình ảnh cuối cùng một kỹ niệm không bao giờ phai…. Liệt Thanh – Australia
Cám ơn Chiêu rất nhiều, bài hát “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” qủa là một tuyệt tác, từ điệu nhạc cho tới lời thơ, khiến cho ta như bay bổng về qúa khứ của một buổi chiều mưa, những lần mưa ngày đó, ngồi trong lớp nghe cô Ky giảng văn, đọc thơ của Trần Tế Xương, Nguyễn Công Trứ, Hồ Xuân Hương, hay bà Huyện Thanh Quan…. Tôi còn nhớ cái giọng trầm ấm và cặp mắt mơ huyền của cô, với đôi môi xinh xắng, nhẹ nhàng và êm đềm như suối đổ, rót nhẹ vào lòng của chúng ta, từ đó, tôi bắt đầu biết mơ mộng và biết buồn, trong giây phút nầy hình như còn văng vẳng tiếng cô: Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ.
Sự thật khôn hay dại, đẹp hay xấu, thành công hay thất bại, nói ra, thì tùy theo sự nhận xét và cái nhìn của mỗi người, môi trường, thời điểm, sự yêu cầu cá nhân, với một gốc độ nào đó mình thấy nó đẹp hay xấu, với một hoàn cảnh nào đó mình thấy nó đủ hay thiếu. Nhớ thầy Túc có đọc câu nầy: Tri túc, đãi túc, tiện túc, hà thời túc, Nếu chúng ta biết ĐỦ VÀ DỪNG lại đúng lúc, thì chúng ta sẽ có cơ hội hưởng thụ, enjoy cái mà mình đang có. Về sau nầy, mình không cảm thấy tiếc nuối vì sự muộn màng. Cũng như Hạnh Phúc, nếu chúng ta khg đòi hỏi người bên cạnh của mình phải bằng người nầy, hơn người nọ, thì sẽ khg có những cuộc tranh cãi về vật chất, địa vị. Thậm chí ai tài hơn ai, ai là Boss..v..v. DỪNG lại đúng lúc và kịp thời là một hành động “sáng suốt” hay “ngu muội” tùy sự chọn lựa của mình. Cho nên với 2 câu thơ trên của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dại hay Khôn tự ta đánh giá nó mà thôi. Nói đến đây, tôi thật nhớ cô Ky của chúng ta, tôi rất mong lần họp mặt nầy cô sẽ đến tham dự, để tình thầy trò được sống lại trong hiện thực chớ khg phải là giấc mơ. Thôi, vì bài hát quá hay đối với mình, nên mình có phần xúc động trước lời nhạc, nói hơi nhiều xin các bạn đừng phiền nhé. Chào thân ái. Trần Cẩm Nhung – Canada |
Truyện Ngắn... > Tùy Bút >
Tùy Bút 2013
Subpages (1):
Cuộc Đời Trương Văn Tú