Trần Ai... Đỗ Lệ
(Phần 1)
Tiếng thằng bé chưa tròn tháng lanh lãnh giữa đêm trừ tịch... Trần Ai! Tôi đã đặt tên cho nó vì tôi biết nó sẽ phải khổ phải đau. Từ khi mới là giọt máu và đến ngày lọt lòng mẹ chưa được ngậm vú mẹ dù là một chút.
Từ ngày nó ra đời đến bây giờ không giờ phút nào nó nguôi tiếng khóc, bệnh kinh phong ngày càng nặng. Không biết tôi có còn sức để chăn cho cả hai đứa nhỏ nầy không? Đứa con gái tôi sinh ra trước sau hơn 10 ngày với thằng Trần Ai, con rơi của chồng tôi. Vì muốn giữ tiếng cho gia đình người ta và lương tâm con người, tôi phải nhận đứa nhỏ này về nuôi khi vừa mới lọt lòng. Có ai làm vợ như tôi? Can đảm và cam chịu vì chồng tôi là một người đàn ông đa tài đa tình. Tôi biết và phải chấp nhận tập tính chịu đựng không biết ghen tuông là gì với người chồng có thói trăng hoa.
Cách đây hơn nửa năm, tôi đang dọn dẹp chuẩn bị về quê thăm gia quyến thì bên nhà anh Tư Thịt có cho người qua mời tôi đến nhà anh bàn chút việc. Tôi rất ngạc nhiên vì từ trước đến giờ mọi việc qua lại với nhà đó đều do chồng tôi quán xuyến. Tại sao hôm nay anh Tư lại mời đích danh tôi phải qua bên đó? Trống ngực tôi đánh liên hồi. Nhà tôi đến nhà anh Tư chỉ cách nhau hai dãy phố, đi bộ cũng được nhưng người nhà anh Tư đã chờ tôi để cùng đi. Cả thành phố lên đèn sáng rực. Nhà anh Tư lợp ngói đỏ ba gian có sân rộng và cửa rào cao cao rất kín cổng. Tuy làm nghề đồ tể nhưng anh rất hiền hòa - vợ chồng rất tôn ti biết hiếu lễ với người trên kẻ dưới. Anh Tư có 3 người con, 2 trai lớn và cô con gái út. Anh Tư cũng rất quí và tin tưởng chồng tôi. Khi anh trúng số độc đắc, đã giao vé để chồng tôi lãnh hộ.
Khi xuống xe bước vào sân nhà thì tôi có cảm giác gì đó lo sợ chuyện chẳng lành đã xảy ra cho nhà tôi và nhà anh Tư vì mọi người ngồi trong nhà có nét mặt rất căng thẳng. Bộ trường kỷ nằm giữa nhà ánh sáng từ ngọn đèn néon không soi rõ từng khuôn mặt. Trên bàn thờ ông Tam Thánh rất uy nghiêm đến lạnh người. Tôi đang phân vân không biết nên ngồi chỗ nào cho đúng phép tắc. Tôi là người phụ nữ ít học lại không ra ngoài thường nên khả năng giới hạn.
Anh Tư đã khoát tay gọi cậu con lớn đưa ghế mời tôi ngồi đối diện với anh. Cả nhà đều có mặt, đôi mắt đều ứa lệ và đau khổ, anh Tư gằn giọng thật lâu rồi nói:
- Bà nó đâu lấy cây kéo để trước mặt thiếm nó.
Chị Tư nhìn chồng với ánh mắt van lơn cầu khẩn. Anh Tư hét lớn:
- Bà có nghe tôi không? Tôi có còn là chủ căn nhà này không?
Bà Hai, mẹ anh Tư đang nhai trầu ngõm nghẽm, tay cầm cái ống, nhổ bã trầu xong thì nói:
- Bây làm gì lớn tiếng vậy, không sợ thiên hạ cười cả giòng họ nhà này sao? Có Thiếm Út nó ở đây hãy để thiếm quyết định.
Tôi đang lo lắng chuyện gì quan trọng mà do tôi quyết định. Tôi tròn xoe mắt nhìn anh Tư, rồi chị Tư. Anh Tư ngừng thật lâu rồi trịnh trọng lên tiếng:
- Thiếm hãy cầm cây kéo lên và xởn đầu cái đứa con gái mất nết này đi.
Rồi tất cả những người hiện diện trong nhà đều khóc to hơn; anh Tư nói trong tiếng nấc:
- Nó đã giựt chồng Thiếm; nó đã phá hoại gia cang nhà Thiếm; nó đã bôi tro trét trấu cho dòng họ nhà nầy.
Tôi nghe mà sửng người nhìn cô con gái đang sụp xuống quỳ lạy tôi. Bầu trời như tối hơn, cả những ánh đèn sáng trong nhà đang sẫm lại. Chồng tôi và cô đó sao? Tôi không tin vì cô chưa tròn 20 tuổi. Cô được quản giáo rất nghiêm. Thầy dạy chữ phải đến nhà dạy, đi chợ có người đưa đón, thời giờ nào để hai người có thể làm nên chuyện đồi bại này. Môi tôi mặn đắng vì nước mắt đã trào ra. Răng tôi cắn chặt như ứa máu, toàn thân tôi đã run rẫy vì không thể tin chuyện xảy ra quá đột ngột. Chồng tôi và anh Tư là anh em kết nghĩa từ khi vợ chồng tôi mới về cái xứ vốn hiền hòa này.
Chị Tư cùng 2 cậu con lớn cũng quỳ xuống trước mặt tôi thành khẩn. Ánh mắt xin được thứ tha làm tôi bối rối. Tiếng anh Tư giục giã, tiếng lương tâm tôi cắn xé. Tôi nắm chặt bàn tay để bình tĩnh mà lên tiếng:
- Không, cả nhà hãy ngồi lên đi. Chuyện này không do cô út gây nên mà có trách là do ông chồng tôi quá bất nhân và kém suy nghĩ.
Tôi ngừng lại và ngẫm nghĩ thật lâu rồi nói:
- Cô Út cho Thiếm hỏi, nhà này quản lý giờ giấc rất nghiêm, cớ sao hơ hỏng để xảy ra sự việc tày đình này?
Cô Út tay nắm chéo áo và nhìn xuống thềm gạch, môi mấp máy nho nhỏ chi đó... Tôi phải nghiêng đầu thật sát mới có thể nghe lời cô nói:
- Mỗi sáng ra chợ anh hai hay anh ba đều chở con đi rồi chờ khi con mua đồ xong mới chở về. Lúc đó con và chú có hẹn ở khách sạn... rồi thì.... trở thành thói quen và đến bây giờ.
Tôi ngắt lời cô Út:
- Cô có muốn sống luôn với ông nhà tôi không?
- Dạ! Không, Thiếm ơi con lỡ dại. Thiếm cứu và tha thứ cho con. Con không muốn bỏ đứa con và không muốn sống tiếp tục với chú.
Tôi nhìn cô thương hại, trẻ quá, non quá làm sao vượt qua cửa ải của ông nhà tôi khi ông muốn. Tôi vỗ vai và trấn an cả nhà:
- Tôi cũng đang mang đứa con trọng bụng có lẻ chỉ chênh lệch ngày sanh không xa. Thôi như vầy, anh chị cứ cho cô Út về quê nơi mà không ai biết, và ông nhà tôi không biết để khi gần chuyển dạ thì tôi sẽ đến ẳm đứa nhỏ về nhà. Lúc nào cứng cáp cô út trở lại nhà như không có chuyện gì, nhưng cả nhà phải hứa chấm dứt kể từ đây.
Cả nhà như trút một gánh nặng, tôi thì thắt từng đoạn ruột, giữ cho người, còn nhà mình ra sao? Anh Tư vội nói:
- Đồ con gái hư hỏng kia! Sao không lạy Thiếm mà tạ ơn đi.
Tôi xua tay rồi đứng nhanh lên ra cửa từ giả. Tôi sợ khi ngồi lại sẽ đổ sầm xuống vì sức chịu đựng có giới hạn.
Đường sá đã vắng người qua lại, tôi lảo đảo ra về lòng nặng trĩu. Tôi không muốn về ngôi nhà đó để đối diện với ông chồng mất nhân tính kia, nhưng phải về đâu? Vừa bước vô nhà tôi thấy đôi mắt nổ lửa của ông ấy, ông vồ lấy tôi:
- Đàn bà hư thân, mới đỏ đèn ra ngoài lấy trai hay cái gì mà phải gởi con cho hàng xóm giữ?
- Tôi lẵng lặng đi thẳng vô buồng lấy đồ đi tắm. Tôi phải bình tĩnh, phải bình tĩnh hơn bao giờ hết!
Giọng ông to như hét:
- Tại sao mày không trả lời, mày có bị câm, bị điếc không?
Hỡi ơi! Đến bây giờ tôi mới biết tại sao chồng tôi thô lỗ như vậy, vì ông đang dang díu cô con gái đáng tuổi con mình. Nếu mai này ông không thấy bóng dáng người con gái ấy, chắc ông sẽ điên lên đây? Tôi tắm xong rồi đi sang nhà thiếm ba bồng thằng con trai lớn 4 tuổi về cho nó ngủ.
Thằng con này vừa sanh ra chưa đầy tháng thì chồng tôi kêu cho ông chệt hàng xóm rồi, thật nhẫn tâm vì nó rất đen và xấu trai. Tôi đã hay cự nự với ông chệt đó quá trời. Khi con tôi biết bò tôi thấy nó đen nên mua lụa lèo màu vàng cắt kiểu vạt hò và cạo đầu trọc lóc cho nó mặc. Có đen, có xấu cũng là con mình sanh ra. Tôi là mẹ đâu đành lòng; ông chồng tôi nói mày nuôi nó lớn sẽ hại mày tan xương nát thịt.
Vì mệt quá tôi đã thiếp lúc nào không hay. Cả đêm ngủ ngoài chiếc võng với thằng con trai khi ánh nắng xuyên qua cánh cửa đã đánh thức tôi dậy. Tôi ngồi lên uể oải ra sau nhà rửa mặt. Đi ngang qua cửa buồng không thấy ông chồng tôi đâu, có lẻ ông đã ngồi quán cafe từ sớm. Tôi chuẩn bị thay đồ để đi chợ, vừa ra ngay đầu ngõ đã gặp ông chạy xe về, ông lên tiếng:
- Mày về nhà tao hỏi chút việc!
Tôi biết chuyện ông hỏi là chuyện gì rồi; nên tôi quay trở vô nhà tự trấn tĩnh lấy mình, tôi lên tiếng:
- Chuyện gì nữa đây?
Ông nhìn tôi gằn giọng:
- Mầy giấu con Út ở đâu?
Tôi nhìn ông, môi mím thật chặt:
- Con Út nào, ở đâu?
- Mày giỏi lắm, tao hỏi mày lần nữa mày giấu con Út ở đâu?
- Tôi không biết ông muốn cái gì ở tôi!
Và tôi đã bật khóc:
- Ông muốn biết, muốn hiểu chuyện gì thì tự đi tìm hiểu. Tôi không biết chuyện gì cả.
Ông chống tay đi đi, lại lại mấy vòng rồi ra nổ xe chạy mất. Tôi lặng lẽ đi chầm chậm ra chợ, đầu như nổ tung ra, không lẽ tôi mang con về quê? Số kiếp tôi không như bao người con gái khác đồng trang lứa. Tôi đã có 2 đứa con riêng trước khi về làm vợ cho ông. Bây giờ có thêm thằng con trai và cái bào thai vô tội vạ. Tôi phải cố vượt qua tất cả chứ không thể quay lại quê hương có giòng nước đỏ như máu, người dân chân chất hiền hòa.
Bắt đầu từ đó tôi và chồng tôi không ngồi chung mâm và ngủ chung phòng. Thỉnh thoảng ông hay gạn hỏi tông tích của con gái út của anh Tư, và tuyệt nhiên giao tình của 2 nhà không còn nữa. Cả chợ xóm Rạch Bầu này ai cũng thắc mắc ai cũng lấy làm lạ.
Thời gian trôi qua rất mau, cái lạnh buốt giá của mùa Đông cũng báo hiệu ngày chuyển dạ của cô Út và tôi. Những ngày cuối năm, mọi nhà tất bật để đón ngày Tết nguyên đán, chỉ có nhà tôi giống như quả bom nổ chậm giấu trong nhà. Chiều hôm đó có chiếc xe ngừng ngay nhà tôi rồi chở tôi đi vô vùng ruộng lúa phì nhiêu, qua con đường đê dẫn đến ngôi nhà tranh vách lá tạm bợ tôi thấy loáng thoáng vài ba người. Túp lều đó là nơi ẩn thân của cô Út bấy lâu nay. Khi mụ đang chuẩn bị đồ nghề, tôi đến xoa vào bụng của cô và an ủi:
- Chịu đau một chút, một chút thôi sẽ không có gì xảy ra. Nhớ sau này phải cẩn thận và cố nén lòng. Tôi sẽ xem đứa nhỏ này như con đẻ của tôi. Vài ngày nữa tôi cũng sanh con. Chắc chắn chúng sẽ cùng một tuổi nhưng khác ngày, nhớ đừng nhìn nó cô sẽ đau lòng.
- Thiếm ơi! Con không muốn giao nó cho Thiếm đâu.
- Không được đâu cô Út ơi! Cô còn phải nghĩ tới gia đình và tương lại của cô.
Rồi cô Út khóc như đứa trẻ. Cô rên nhè nhẹ và bắt đầu đau thúc tới. Tôi phải nhường chỗ lại cho bà Mụ và phụ một tay đỡ đẻ với Mụ Hà.
Tay cô Út nắm cứng thành giường mồ hôi nhuễ nhại. Lúc đó có tiếng ai bên ngoài la lên:
- Trời ơi! con rắn gì lạ quá.
Tôi vội chạy ra nhìn thấy một con rắn buông mình từ trên đầu song nhà xuống nền đất chết tươi, còn lại một con y hệt như thế đã bò đi rất nhanh trong đám lá xé lợp nhà.
Tiếng khóc thé lên của đứa trẻ mới ra đời, một hình hài tội nghiệp một kiếp người gian nan. Tôi khom mình lấy một cái cây để xem con rắn đó là rắn gì. Ah! Con rắn lai, đầu rắn hổ mình rắn nước. Tôi là dân U Minh rất rành về các loại rắn mà chưa từng thấy loại này bao giờ. Tiếng dì sáu của cô Út lên tiếng:
- Chị bồng nó đi ngay đi, tội quá! Chị đặt tên nó là gì?
Tôi vừa quấn tả cho gọn lại rồi trả lời, "Trần Ai". Tôi lấy nón che và nhanh chân bước trên con đường đê chập choạng tối trong khi chiếc xe vẫn còn chờ đưa tôi về nhà...
Bác tài xế vẫn im lặng từ khi đến và bây giờ cũng vậy. Lặng lẽ và căng thẳng, đầu óc tôi suy nghĩ mông lung! Đã trãi qua thời gian mấy tháng rồi dù không công nhận chuyện dàn xếp đưa cô Út đi, nhưng chắc hẳn chồng tôi cũng hiểu phần nào đó. Thà như vậy mà dễ dàng hơn khi tôi đưa đứa nhỏ về. Trần Ai rất kháo khỉnh dễ thương lắm, giống mẹ nhiều hơn cha, tội thật. Xe đã đỗ ngay trước nhà tôi và tiếng ông chồng tôi đang quát tháo la thằng con trai đang phá phách chợt im bặt khi tôi bước vô nhà tay bồng đứa nhỏ còn đỏ hỏn. Ông trố mắt nhìn không nói. Tôi nín lặng bước vô trong buồng. Ông vội lẽo đẻo theo sau. Tôi nói:
- Từ đây đến ngày tôi sanh, ông phải ra nhà sau mà ngủ, chừng nào tôi đi sanh thì ông trông nó.
Ông đến nhìn thằng bé rồi lấp bấp:
- Bà đem ở đâu về đó.
- Thì họa ông gây tôi phải đứng ra dàn xếp, còn hỏi gì.
Tôi thấy mắt ông sáng lên nỗi vui mừng khôn xiết, thật tội cho người vợ như tôi lại câm lặng và chịu đựng.
- Bà đã đặt tên nó chưa?
- Rồi, Trần Ai.
Tôi đặt cho thằng bé nằm xuống giường rồi ra gọi thằng con lớn:
- Bé Tư, vô cho Má tắm rửa rồi đi ngủ.
Trong khi tôi ra nhà sau tắm cho Bé Tư thì ông chồng tôi đến nựng nịu Trần Ai ra chiều cưng yêu lắm. Hình ảnh cô Út đang hiện về với ông thì phải? Từ khi có Trần Ai, ở nhà không khí của gia đình tôi dịu lại phần nào. Có lẽ chưa người đàn bà nào như tôi vừa ngu, vừa dại, hay vừa khôn, vừa khéo? Tôi tự nhủ, lạ một điều Trần Ai mỗi ngày có 3 sắc mặt rõ rệt và đáng lo, buổi sáng thì xanh như tàu lá chuối non, buổi trưa thì đỏ như trái gấc, buổi tối thì vàng như nghệ, cứ 3 ngày thì bị kinh phong giựt đến mất thở. Tôi lại sợ nên kêu ba nó vào ngủ chung mỗi đêm.
Chỉ còn mấy hôm nữa thì Tết đến, chiều nay cái lưng tôi rất mõi mệt, lo dọn bàn thờ để chưng bày ngày Tết. Ông nhà tôi lúc rày rất chìu và tỏ vẻ lo cho tôi. Có lẻ đang hối hận ăn năn việc đói xử tệ bạc với tôi, hay là cám ơn tôi đã giữ gìn cho cô Út và thằng con yêu quí. Nhìn bé Tư nằm ngủ mà tội vì chưa bao giờ ba nó tỏ thái độ yêu thương nó như vậy. Năm nay tôi chỉ sắm cho nó mỗi 2 bộ lụa lèo màu vàng để thay đổi bộ lụa lèo đã hơi ngã màu. Nửa đêm bụng tôi đau hơi hơi và có triệu chứng chuyển dạ. Tôi thu xếp đồ vô giỏ rồi căn dặn ông chồng cách pha sữa cho Trần Ai, rồi một mình đi bộ qua nhà thương. Gần Tết nên hầu hết các giường nằm sản phụ đã vắng đi rất nhiều. Nếu sáng mai tôi sanh thì cũng phải về để lo chuyện trong nhà.
Tiếng ai ngân nga nghe văng vẳng đâu đây:
"Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình." Tôi nghe mà lòng chạnh thương thân. Đêm đó tôi sanh một bé gái rất nhẹ ký và khá xinh. Sáng mồng một tết tôi đón xích lô về, cũng lặng lẽ như lúc đi. Trong nhà vắng lặng, bàn thờ cũng có đôi đèn cày thắp sáng, chợt nghe tiếng ông nhà tôi phía sau:
- Tôi qua nhà thương đón bà thì cô mụ nói bà đã về rồi.
Tôi chỉ cười nhẹ và thấy hơi vui.
Ông nhà tôi đưa tay lấy cái giỏ trong tay tôi và dướn người gần bên nhìn đứa con gái, ông hỏi:
- Con nhỏ quá chắc bà nó sinh mau lắm, bà đã tính đặt tên cho con chưa?
Tôi chỉ lắc đầu rồi đi chầm chậm vô buồng, nhìn Trần Ai rồi đặt đứa con gái nằm cạnh nó, tôi nhìn chồng tôi nói:
- Ông sắp xếp mùng gối ra bộ ván gõ ngủ với Bé Tư.
- Ừ! Bà tính vậy cũng phải.
Tôi hỏi chồng tôi:
- Hai ngày nay Trần Ai có đỡ hơn chút nào không?
- Cũng vậy, khóc hoài, mệt ngủ thôi, nó bệnh nên khó dỗ.
Tôi thở dài nói:
- Tội nghiệp, tôi sẽ tập nuôi 2 con bằng tất cả sức lực của tôi.
Chồng tôi nhìn với đôi mắt rất nhẹ nhàng rồi nói rất nhỏ:
- Cám ơn, sự hy sinh của bà.
Tôi nằm xuống giường nhìn lên trần nhà với khoảng không vô tận. Bé gái cựa quậy trong tấm tả to, và Trần Ai lại nấc lên vài tiếng khàn đặc rồi ré lên khóc ngất. Cơn co giật bắt đầu cho Trần Ai. Ông chồng tôi phải chạy vô để bế Trần Ai lên, chạy sang nhà ông y tá chích cho vài mũi thuốc hạ cơn co giật. Từ ngày có mặt Trần Ai trong ngôi nhà này, ít khi chồng tôi đi vắng nhà. Ông rất thương và lo lắng cho đứa con oan nghiệt này. Ông không còn chạy những áp phe lớn mà dành hết thời gian cho Trần Ai. Đi một lúc ông về rồi nói:
- Thôi mẹ bé Tư à! Để thằng Trần Ai ra ngoài ngủ với tui còn bé Tư vô ngủ với bà và em nó đi.
Cứ vậy, ngày nào như ngày nấy, Trần Ai luôn nằm trên tay hết người này tới người kia mà vẫn khóc đến tím tái, và cứ ngay cử thì giật liên hồi. Tội nghiệp Trần Ai và chồng tôi, anh ấy xuống sức thấy rõ, "Bụng làm dạ chịu." Tôi thì phải săn sóc cho bé Năm (tôi thấy nó nhỏ quá nên gọi bé Cút), và nhượng bớt phần sữa mẹ cho Trần Ai bú. Rồi ngày Tết đã trôi qua thật nhẹ nhàng trong ngôi nhà của tôi. Cái nỗi buồn dù cố nén vẫn không kín nổi với hàng xóm, đủ thứ tin đồn có cái đúng có cái sai. Mà mắc gì phải đính chính! Thôi kệ, thời gian là câu trả lời tốt nhất.
Tôi đang mênh mông trong muôn ngàn câu hỏi thì chồng tôi gọi:
- Má bé Tư nè! Hạ nêu xong, bà đi coi thầy xem thằng Trần Ai có gì không? Làm sao mà khóc không biết nín là gì; tôi mệt mõi quá rồi!
- Ừ! tối nay ông để nó vô ngủ với tui đi.
- Trời ơi! Nó vô đó khóc kiểu này thức cả đám, thôi thôi bà để tui với dì hai dỗ nó. À! Má bé Tư, có khi nào nó nhớ má đẻ của nó không?
Tôi nhìn ông ấy thương hại, tôi biết ông rất yêu thương người đàn bà đó và rất muốn gặp lại, nhưng tôi không thể chìu lòng ông dù tôi rất muốn cô Út đến thăm Trần Ai. Tôi nói:
- Ông muốn gặp mẹ nó, hay nó muốn gặp? Quên đi, cho gia đình người ta ấm êm. Anh Tư thịt đòi lấy mở bụng ông nếu ông còn lén lút với cô Út nữa đó.
- Bà này, nói gì vậy, tôi thấy nó khóc hoài nên hỏi vậy mà.
Từ ngày tôi nhận Trần Ai về nhà đến giờ, ông chồng tôi rất nể nang người phụ nữ ít học như tôi mà còn biết xử sự rất khôn khéo; nên ông đã ngọt ngào và chăm chú cho tôi hơn. Khi tất cả đã ngủ yên, bên ngoài Trần Ai cũng ngủ mất sau trận khóc sanh tử. Tôi vẫn nghe tiếng ông tôi thở dài và đi nhè nhẹ vô buồng rồi nằm xuống giường bên ngoài mùng. Tôi giả vờ nhắm mắt ngủ và thấy ông vén mùng nhìn con gái thật lâu rồi mĩm cười đưa tay nựng cái miệng nút môi nhọn quắc của bé Cút. Ông đưa tay lên vuốt tóc lòa xòa trên trán tôi và đặt môi lên hôn vào trán tôi. Tôi rất sung sướng nhận nụ hôn đã từ lâu anh quên mất đi. Rồi ông vòng tay ôm ngang mình tôi thật lâu và ông đã ngủ thiếp lúc nào. Có lẻ ông quá đuối sức khi thức với Trần Ai qua mỗi đêm. Hôm nay tôi thuê được dì hai đến trông Trần Ai cho ông nhà tôi đỡ vất vả.
Hôm nay, ngày rằm tháng giêng cái không khí vui Xuân cũng đã trôi qua, trả lại sinh hoạt bình thường trong cuộc sống.
Chồng tôi sau khi đi uống cafe sáng ở chợ về đã vội vàng kêu tôi:
- Má nó gởi mấy đứa cho chị Hai rồi đi công chuyện với tôi.
Tôi ậm ự trả lời:
- Đi đâu thì ông đi đi, tới 3 đứa lận đó! Nó rủ nhau khóc một lượt có môn mà la làng.
- Trời ơi! Nếu tôi giải quyết được thì có cần má nó theo sao? Không có bà, người ta không đồng ý.
- Mà chuyện gì? Ất giáp gì mà đi?
- Thì vừa đi vừa nói, được không? Bởi vậy đàn bà nhà này không giống ai!
Tôi nghe ông nói thì nóng hai cái lỗ tai, tôi giận dỗi đi vô trong buồng, ông lẻo đẻo theo sau nói nho nhỏ:
- Má nó nè! Hồi sáng tôi có đi ra kiếm công việc gì làm, chứ ở nhà hoài 5, 6 miệng ăn thêm thằng Trần Ai bệnh ngặt nghèo nữa. Có một gian hàng rất thuận lợi cho việc mua đồ từ trong quê ra bán, lãi cũng kha khá chỉ phải vất vả hơn lúc trước, người ta nói phải đủ vợ chồng đồng ý ký tên và đặt tiền cọc.
Thấy nét mặt khẩn thiết của ông, tôi cũng mềm lòng rồi nói:
- Ừ! Để ra đó coi sao.
Nét mặt ông bỗng vui vẻ lên ngay, ông vỗ tay vào đùi tự nói:
- Phải như vậy chứ!
Tôi và ông bước nhanh ra cửa thì tiếng chị Hai ở nhà sau la lên thất thanh:
- Trời ơi! Trần Ai giựt kinh phong quá rồi.
Tiếng bé Cút và bé Tư cũng đồng thét vang; tôi chạy vô nhanh và ông đã lao tới bồng Trần Ai chạy ra phòng mạch chích thuốc hạ cơn cho nó. Hôm nay chích thuốc đã qua gần 1 giờ đồng hồ mà không thấy nó giảm sốt như mấy lần trước dù cơn co giật có lơi dần, ông Bác Sĩ nói:
- Lần này không thuyên giảm thì ông bà lên Sài Gòn đi, tôi thấy không khả quan lắm.
Nhìn ông, tôi thấy rất tội, "bụng làm dạ chịu"; có lẻ ông cũng nhận thấy khả năng kinh tế hiện nay không cho phép ông đem Trần Ai lên Sài Gòn chạy chửa, tôi nói:
- Hay là sáng mai ông đem nó đi lên Sài Gòn, tôi vay đỡ một số cho ông, còn nước còn tát.
- Cám ơn má nó! tôi lấy làm xấu hổ với bà.
Tôi ẩm Trần Ai như ôm cái lò lửa, nó sốt rất cao và co giật ngày càng mạnh. Tôi để nó trên giường nằm, rồi lau rượu theo kẹt nách để giảm sốt. Ông Bác Sĩ bắt mạch rồi lắc đầu kêu:
- Tôi nghĩ là lên Sài Gòn cũng chẳng ích gì! Tôi chích cho nó một lần nữa nếu nó chịu thuốc thì đêm nay sẽ không co giật nữa thì sáng mai đi lên Sài Gòn mới hy vọng, còn bằng không thì...
Đêm đó hai vợ chồng tôi ở lại phòng mạch của Bác Sĩ. Trần Ai vẫn vậy, khóc la không ngớt, chắc chắn cơ thể nó rất đau vì từng thớ thịt luôn bị co giật, trên mặt, và chân tay. Cơn sốt không hạ được bao nhiêu thì chứng co giựt cứ hành hạ từng cơn. Tôi vác nó trên vai đến không còn chịu nổi thì ba nó thay phiên. Hôm nay Trần Ai đã tròn tháng, thân thể gầy guộc hơi thở mõi mòn, nó không thể qua khỏi đêm nay... tội quá! Gần sáng Bác Sĩ thức dậy làm vệ sinh cá nhân xong, đến đo nhiệt và bắt mạch cho nó rồi ông lắc đầu nói:
- Nó đã bị viêm màng não cấp tính rồi, ông bà đưa nó về đi là vừa.
Ông nhà tôi khóc rõ tiếng, còn tôi cũng không nén được tiếng nấc, Ông vác Trần Ai chạy nhanh về. Khi chạy ngang nhà mẹ nó ông dừng lại rồi không biết nghĩ sao ông vội bước nhanh. Tôi chạy phía sau ông và cũng biết được niềm trắc ẩn đó. Khi đi ngang nhà anh Tư tôi bước vô báo tin buồn cho gia đình và mẹ Trần Ai biết. Cả nhà chỉ nhìn tôi mà không nói lời nào. Tôi lặng lẽ bước ra khỏi nhà không có người tiễn chân.
Tôi vừa vô nhà đã nghe ông lên tiếng:
- Má sắp nhỏ vô lo cho nó đi, để tui nhờ hai cha con anh Sáu lo hậu sự cho nó, xấu lắm rồi.
Tôi ra sau nhà nhìn thằng bé thật tội, nó không thể gào ra tiếng chỉ đưa hơi lên rất khó khăn, cánh mũi phập phồng hơi thở yếu dần.
Bên ngoài tiếng gió rít nghe cũng não nùng, chưa hết tháng giêng mà trời cứ như muốn trút cơn mưa giận dữ, tôi nói khẽ:
- Lại mưa sái mùa, ông trời cũng thương tâm cho kiếp người của thằng nhỏ, còn nắm nuối người sinh nó ra. Tại sao cô Út lạnh lùng đến như vậy? Núm ruột cắt ra cô không đau sao?
Tôi nghe tiếng guốc đi ngoài sân, vội chạy ra nhìn là ai. Thì ra bà cố ngoại của Trần Ai vừa vào cửa nhà. Bà đã hơn 70 tuổi nhưng dáng đi rất khoan thai quý phái, tay cầm giỏ trầu, tay cầm khăn choàng cổ bà ngồi trên bộ ván gỗ cạnh cháu cố rồi cất tiếng:
- Tui mà biết chuyện này sớm thì có lẽ nó không như vầy đâu. Tội cho cháu tôi, hồi nãy nghe mấy đứa ở nhà nói về cháu tôi ngày chuyển 3 sắc mặt lúc chào đời thì được rắn đưa. Nó là phúc của nhà tôi chứ có phải nhà này đâu. Nếu còn thương mẹ, thì đành chờ kiếp sau; chỉ có bà đến đưa chân cháu mà thôi.
Tôi nghe mà thấy mặn đắng trong cổ, thấy nó chớp mắt mấy cái thật nhanh giọt lệ chực trào ra khóe mắt, và hơi thở cũng đã rất yếu... rất yếu...
Ngoài trời gió rít càng mạnh hơn và đổ mưa như trút, tiếng mưa rớt trên mái tôn không át nổi tiếng khóc của Ba nó, của bà nó, và của tôi. Ông Sáu gần nhà đã đóng xong cái quách để tẩn liệm cho Trần Ai. Con trai lớn của ông Sáu thì đã đào xong cái hố huyệt ở sau vườn nhà tôi. Từ nhà ra sau vườn cũng xa hơn 20 thước.
Bà ôm xác cháu thật lâu mới đặt xuống cho anh Sáu bó thân rồi đặt hết những quần áo cho nó đem theo. Có những thứ nó chưa từng được sử dụng lấy một lần. Bỗng có tiếng la của thằng bé Tư:
- Má ơi! Con rắn kìaaaaa.
Lại là rắn, nó từ trên trần nhà buông mình xuống đất và nằm im. Tôi lấy cây tre vít nó lên, con rắn đã chết rồi thật lạ lùng con rắn y hệt con rắn ở trên ruộng khi Trần Ai chào đời, tôi lẫm nhẫm:
- Đầu rắn hổ, mình rắn nước, từ trên ruộng nhà cô út xa mấy chục cây số... lạ kỳ lắm đây!
Ông chồng tôi giục:
- Đến giờ tốt rồi, cho nó ra hạ huyệt đi.
Mưa bắt đầu nặng hạt, chúng tôi che dù, đội áo mưa theo sau con đê bầy nhầy sình đất. Cái huyệt ngập đầy nước, khi để cái quách xuống, nó cứ tròng trành như chiếc thuyền ra biển gặp cơn bão dữ. Có tiếng bì bõm sau lưng tôi, à thì ra con Vện cũng lội theo tiễn cậu chủ nhỏ. Nó ngước lên trời cất tiếng tru thật dài, thật não nùng.
Còn lại công việc an tất cho Trần Ai thì có hai cha con anh Sáu chu toàn. Chúng tôi quay trở lại nhà, bà Cố Trần Ai ngồi lại trò chuyện với tôi một lúc:
- Cháu tôi là chơn mạng Đế Vương, ra đời rắn đưa khi đi rồng rước. Tại sao tôi không hay và đã trể mất.
Bà khóc tức tưởi thật lâu mới ra về. Đã xong một đời người cũng như tôi cũng tròn bổn phận người vợ, người mẹ. Tiếng khóc của chồng tôi từ trong buồng vọng ra nghe bi ai quá. Chuyện ngày hôm qua, chuyện ngày hôm nay đã khép lại để sang trang quãng đời làm vợ, làm mẹ của tôi.
Bạch Huệ
(Phần 1)
Tiếng thằng bé chưa tròn tháng lanh lãnh giữa đêm trừ tịch... Trần Ai! Tôi đã đặt tên cho nó vì tôi biết nó sẽ phải khổ phải đau. Từ khi mới là giọt máu và đến ngày lọt lòng mẹ chưa được ngậm vú mẹ dù là một chút.
Từ ngày nó ra đời đến bây giờ không giờ phút nào nó nguôi tiếng khóc, bệnh kinh phong ngày càng nặng. Không biết tôi có còn sức để chăn cho cả hai đứa nhỏ nầy không? Đứa con gái tôi sinh ra trước sau hơn 10 ngày với thằng Trần Ai, con rơi của chồng tôi. Vì muốn giữ tiếng cho gia đình người ta và lương tâm con người, tôi phải nhận đứa nhỏ này về nuôi khi vừa mới lọt lòng. Có ai làm vợ như tôi? Can đảm và cam chịu vì chồng tôi là một người đàn ông đa tài đa tình. Tôi biết và phải chấp nhận tập tính chịu đựng không biết ghen tuông là gì với người chồng có thói trăng hoa.
Cách đây hơn nửa năm, tôi đang dọn dẹp chuẩn bị về quê thăm gia quyến thì bên nhà anh Tư Thịt có cho người qua mời tôi đến nhà anh bàn chút việc. Tôi rất ngạc nhiên vì từ trước đến giờ mọi việc qua lại với nhà đó đều do chồng tôi quán xuyến. Tại sao hôm nay anh Tư lại mời đích danh tôi phải qua bên đó? Trống ngực tôi đánh liên hồi. Nhà tôi đến nhà anh Tư chỉ cách nhau hai dãy phố, đi bộ cũng được nhưng người nhà anh Tư đã chờ tôi để cùng đi. Cả thành phố lên đèn sáng rực. Nhà anh Tư lợp ngói đỏ ba gian có sân rộng và cửa rào cao cao rất kín cổng. Tuy làm nghề đồ tể nhưng anh rất hiền hòa - vợ chồng rất tôn ti biết hiếu lễ với người trên kẻ dưới. Anh Tư có 3 người con, 2 trai lớn và cô con gái út. Anh Tư cũng rất quí và tin tưởng chồng tôi. Khi anh trúng số độc đắc, đã giao vé để chồng tôi lãnh hộ.
Khi xuống xe bước vào sân nhà thì tôi có cảm giác gì đó lo sợ chuyện chẳng lành đã xảy ra cho nhà tôi và nhà anh Tư vì mọi người ngồi trong nhà có nét mặt rất căng thẳng. Bộ trường kỷ nằm giữa nhà ánh sáng từ ngọn đèn néon không soi rõ từng khuôn mặt. Trên bàn thờ ông Tam Thánh rất uy nghiêm đến lạnh người. Tôi đang phân vân không biết nên ngồi chỗ nào cho đúng phép tắc. Tôi là người phụ nữ ít học lại không ra ngoài thường nên khả năng giới hạn.
Anh Tư đã khoát tay gọi cậu con lớn đưa ghế mời tôi ngồi đối diện với anh. Cả nhà đều có mặt, đôi mắt đều ứa lệ và đau khổ, anh Tư gằn giọng thật lâu rồi nói:
- Bà nó đâu lấy cây kéo để trước mặt thiếm nó.
Chị Tư nhìn chồng với ánh mắt van lơn cầu khẩn. Anh Tư hét lớn:
- Bà có nghe tôi không? Tôi có còn là chủ căn nhà này không?
Bà Hai, mẹ anh Tư đang nhai trầu ngõm nghẽm, tay cầm cái ống, nhổ bã trầu xong thì nói:
- Bây làm gì lớn tiếng vậy, không sợ thiên hạ cười cả giòng họ nhà này sao? Có Thiếm Út nó ở đây hãy để thiếm quyết định.
Tôi đang lo lắng chuyện gì quan trọng mà do tôi quyết định. Tôi tròn xoe mắt nhìn anh Tư, rồi chị Tư. Anh Tư ngừng thật lâu rồi trịnh trọng lên tiếng:
- Thiếm hãy cầm cây kéo lên và xởn đầu cái đứa con gái mất nết này đi.
Rồi tất cả những người hiện diện trong nhà đều khóc to hơn; anh Tư nói trong tiếng nấc:
- Nó đã giựt chồng Thiếm; nó đã phá hoại gia cang nhà Thiếm; nó đã bôi tro trét trấu cho dòng họ nhà nầy.
Tôi nghe mà sửng người nhìn cô con gái đang sụp xuống quỳ lạy tôi. Bầu trời như tối hơn, cả những ánh đèn sáng trong nhà đang sẫm lại. Chồng tôi và cô đó sao? Tôi không tin vì cô chưa tròn 20 tuổi. Cô được quản giáo rất nghiêm. Thầy dạy chữ phải đến nhà dạy, đi chợ có người đưa đón, thời giờ nào để hai người có thể làm nên chuyện đồi bại này. Môi tôi mặn đắng vì nước mắt đã trào ra. Răng tôi cắn chặt như ứa máu, toàn thân tôi đã run rẫy vì không thể tin chuyện xảy ra quá đột ngột. Chồng tôi và anh Tư là anh em kết nghĩa từ khi vợ chồng tôi mới về cái xứ vốn hiền hòa này.
Chị Tư cùng 2 cậu con lớn cũng quỳ xuống trước mặt tôi thành khẩn. Ánh mắt xin được thứ tha làm tôi bối rối. Tiếng anh Tư giục giã, tiếng lương tâm tôi cắn xé. Tôi nắm chặt bàn tay để bình tĩnh mà lên tiếng:
- Không, cả nhà hãy ngồi lên đi. Chuyện này không do cô út gây nên mà có trách là do ông chồng tôi quá bất nhân và kém suy nghĩ.
Tôi ngừng lại và ngẫm nghĩ thật lâu rồi nói:
- Cô Út cho Thiếm hỏi, nhà này quản lý giờ giấc rất nghiêm, cớ sao hơ hỏng để xảy ra sự việc tày đình này?
Cô Út tay nắm chéo áo và nhìn xuống thềm gạch, môi mấp máy nho nhỏ chi đó... Tôi phải nghiêng đầu thật sát mới có thể nghe lời cô nói:
- Mỗi sáng ra chợ anh hai hay anh ba đều chở con đi rồi chờ khi con mua đồ xong mới chở về. Lúc đó con và chú có hẹn ở khách sạn... rồi thì.... trở thành thói quen và đến bây giờ.
Tôi ngắt lời cô Út:
- Cô có muốn sống luôn với ông nhà tôi không?
- Dạ! Không, Thiếm ơi con lỡ dại. Thiếm cứu và tha thứ cho con. Con không muốn bỏ đứa con và không muốn sống tiếp tục với chú.
Tôi nhìn cô thương hại, trẻ quá, non quá làm sao vượt qua cửa ải của ông nhà tôi khi ông muốn. Tôi vỗ vai và trấn an cả nhà:
- Tôi cũng đang mang đứa con trọng bụng có lẻ chỉ chênh lệch ngày sanh không xa. Thôi như vầy, anh chị cứ cho cô Út về quê nơi mà không ai biết, và ông nhà tôi không biết để khi gần chuyển dạ thì tôi sẽ đến ẳm đứa nhỏ về nhà. Lúc nào cứng cáp cô út trở lại nhà như không có chuyện gì, nhưng cả nhà phải hứa chấm dứt kể từ đây.
Cả nhà như trút một gánh nặng, tôi thì thắt từng đoạn ruột, giữ cho người, còn nhà mình ra sao? Anh Tư vội nói:
- Đồ con gái hư hỏng kia! Sao không lạy Thiếm mà tạ ơn đi.
Tôi xua tay rồi đứng nhanh lên ra cửa từ giả. Tôi sợ khi ngồi lại sẽ đổ sầm xuống vì sức chịu đựng có giới hạn.
Đường sá đã vắng người qua lại, tôi lảo đảo ra về lòng nặng trĩu. Tôi không muốn về ngôi nhà đó để đối diện với ông chồng mất nhân tính kia, nhưng phải về đâu? Vừa bước vô nhà tôi thấy đôi mắt nổ lửa của ông ấy, ông vồ lấy tôi:
- Đàn bà hư thân, mới đỏ đèn ra ngoài lấy trai hay cái gì mà phải gởi con cho hàng xóm giữ?
- Tôi lẵng lặng đi thẳng vô buồng lấy đồ đi tắm. Tôi phải bình tĩnh, phải bình tĩnh hơn bao giờ hết!
Giọng ông to như hét:
- Tại sao mày không trả lời, mày có bị câm, bị điếc không?
Hỡi ơi! Đến bây giờ tôi mới biết tại sao chồng tôi thô lỗ như vậy, vì ông đang dang díu cô con gái đáng tuổi con mình. Nếu mai này ông không thấy bóng dáng người con gái ấy, chắc ông sẽ điên lên đây? Tôi tắm xong rồi đi sang nhà thiếm ba bồng thằng con trai lớn 4 tuổi về cho nó ngủ.
Thằng con này vừa sanh ra chưa đầy tháng thì chồng tôi kêu cho ông chệt hàng xóm rồi, thật nhẫn tâm vì nó rất đen và xấu trai. Tôi đã hay cự nự với ông chệt đó quá trời. Khi con tôi biết bò tôi thấy nó đen nên mua lụa lèo màu vàng cắt kiểu vạt hò và cạo đầu trọc lóc cho nó mặc. Có đen, có xấu cũng là con mình sanh ra. Tôi là mẹ đâu đành lòng; ông chồng tôi nói mày nuôi nó lớn sẽ hại mày tan xương nát thịt.
Vì mệt quá tôi đã thiếp lúc nào không hay. Cả đêm ngủ ngoài chiếc võng với thằng con trai khi ánh nắng xuyên qua cánh cửa đã đánh thức tôi dậy. Tôi ngồi lên uể oải ra sau nhà rửa mặt. Đi ngang qua cửa buồng không thấy ông chồng tôi đâu, có lẻ ông đã ngồi quán cafe từ sớm. Tôi chuẩn bị thay đồ để đi chợ, vừa ra ngay đầu ngõ đã gặp ông chạy xe về, ông lên tiếng:
- Mày về nhà tao hỏi chút việc!
Tôi biết chuyện ông hỏi là chuyện gì rồi; nên tôi quay trở vô nhà tự trấn tĩnh lấy mình, tôi lên tiếng:
- Chuyện gì nữa đây?
Ông nhìn tôi gằn giọng:
- Mầy giấu con Út ở đâu?
Tôi nhìn ông, môi mím thật chặt:
- Con Út nào, ở đâu?
- Mày giỏi lắm, tao hỏi mày lần nữa mày giấu con Út ở đâu?
- Tôi không biết ông muốn cái gì ở tôi!
Và tôi đã bật khóc:
- Ông muốn biết, muốn hiểu chuyện gì thì tự đi tìm hiểu. Tôi không biết chuyện gì cả.
Ông chống tay đi đi, lại lại mấy vòng rồi ra nổ xe chạy mất. Tôi lặng lẽ đi chầm chậm ra chợ, đầu như nổ tung ra, không lẽ tôi mang con về quê? Số kiếp tôi không như bao người con gái khác đồng trang lứa. Tôi đã có 2 đứa con riêng trước khi về làm vợ cho ông. Bây giờ có thêm thằng con trai và cái bào thai vô tội vạ. Tôi phải cố vượt qua tất cả chứ không thể quay lại quê hương có giòng nước đỏ như máu, người dân chân chất hiền hòa.
Bắt đầu từ đó tôi và chồng tôi không ngồi chung mâm và ngủ chung phòng. Thỉnh thoảng ông hay gạn hỏi tông tích của con gái út của anh Tư, và tuyệt nhiên giao tình của 2 nhà không còn nữa. Cả chợ xóm Rạch Bầu này ai cũng thắc mắc ai cũng lấy làm lạ.
Thời gian trôi qua rất mau, cái lạnh buốt giá của mùa Đông cũng báo hiệu ngày chuyển dạ của cô Út và tôi. Những ngày cuối năm, mọi nhà tất bật để đón ngày Tết nguyên đán, chỉ có nhà tôi giống như quả bom nổ chậm giấu trong nhà. Chiều hôm đó có chiếc xe ngừng ngay nhà tôi rồi chở tôi đi vô vùng ruộng lúa phì nhiêu, qua con đường đê dẫn đến ngôi nhà tranh vách lá tạm bợ tôi thấy loáng thoáng vài ba người. Túp lều đó là nơi ẩn thân của cô Út bấy lâu nay. Khi mụ đang chuẩn bị đồ nghề, tôi đến xoa vào bụng của cô và an ủi:
- Chịu đau một chút, một chút thôi sẽ không có gì xảy ra. Nhớ sau này phải cẩn thận và cố nén lòng. Tôi sẽ xem đứa nhỏ này như con đẻ của tôi. Vài ngày nữa tôi cũng sanh con. Chắc chắn chúng sẽ cùng một tuổi nhưng khác ngày, nhớ đừng nhìn nó cô sẽ đau lòng.
- Thiếm ơi! Con không muốn giao nó cho Thiếm đâu.
- Không được đâu cô Út ơi! Cô còn phải nghĩ tới gia đình và tương lại của cô.
Rồi cô Út khóc như đứa trẻ. Cô rên nhè nhẹ và bắt đầu đau thúc tới. Tôi phải nhường chỗ lại cho bà Mụ và phụ một tay đỡ đẻ với Mụ Hà.
Tay cô Út nắm cứng thành giường mồ hôi nhuễ nhại. Lúc đó có tiếng ai bên ngoài la lên:
- Trời ơi! con rắn gì lạ quá.
Tôi vội chạy ra nhìn thấy một con rắn buông mình từ trên đầu song nhà xuống nền đất chết tươi, còn lại một con y hệt như thế đã bò đi rất nhanh trong đám lá xé lợp nhà.
Tiếng khóc thé lên của đứa trẻ mới ra đời, một hình hài tội nghiệp một kiếp người gian nan. Tôi khom mình lấy một cái cây để xem con rắn đó là rắn gì. Ah! Con rắn lai, đầu rắn hổ mình rắn nước. Tôi là dân U Minh rất rành về các loại rắn mà chưa từng thấy loại này bao giờ. Tiếng dì sáu của cô Út lên tiếng:
- Chị bồng nó đi ngay đi, tội quá! Chị đặt tên nó là gì?
Tôi vừa quấn tả cho gọn lại rồi trả lời, "Trần Ai". Tôi lấy nón che và nhanh chân bước trên con đường đê chập choạng tối trong khi chiếc xe vẫn còn chờ đưa tôi về nhà...
Bác tài xế vẫn im lặng từ khi đến và bây giờ cũng vậy. Lặng lẽ và căng thẳng, đầu óc tôi suy nghĩ mông lung! Đã trãi qua thời gian mấy tháng rồi dù không công nhận chuyện dàn xếp đưa cô Út đi, nhưng chắc hẳn chồng tôi cũng hiểu phần nào đó. Thà như vậy mà dễ dàng hơn khi tôi đưa đứa nhỏ về. Trần Ai rất kháo khỉnh dễ thương lắm, giống mẹ nhiều hơn cha, tội thật. Xe đã đỗ ngay trước nhà tôi và tiếng ông chồng tôi đang quát tháo la thằng con trai đang phá phách chợt im bặt khi tôi bước vô nhà tay bồng đứa nhỏ còn đỏ hỏn. Ông trố mắt nhìn không nói. Tôi nín lặng bước vô trong buồng. Ông vội lẽo đẻo theo sau. Tôi nói:
- Từ đây đến ngày tôi sanh, ông phải ra nhà sau mà ngủ, chừng nào tôi đi sanh thì ông trông nó.
Ông đến nhìn thằng bé rồi lấp bấp:
- Bà đem ở đâu về đó.
- Thì họa ông gây tôi phải đứng ra dàn xếp, còn hỏi gì.
Tôi thấy mắt ông sáng lên nỗi vui mừng khôn xiết, thật tội cho người vợ như tôi lại câm lặng và chịu đựng.
- Bà đã đặt tên nó chưa?
- Rồi, Trần Ai.
Tôi đặt cho thằng bé nằm xuống giường rồi ra gọi thằng con lớn:
- Bé Tư, vô cho Má tắm rửa rồi đi ngủ.
Trong khi tôi ra nhà sau tắm cho Bé Tư thì ông chồng tôi đến nựng nịu Trần Ai ra chiều cưng yêu lắm. Hình ảnh cô Út đang hiện về với ông thì phải? Từ khi có Trần Ai, ở nhà không khí của gia đình tôi dịu lại phần nào. Có lẽ chưa người đàn bà nào như tôi vừa ngu, vừa dại, hay vừa khôn, vừa khéo? Tôi tự nhủ, lạ một điều Trần Ai mỗi ngày có 3 sắc mặt rõ rệt và đáng lo, buổi sáng thì xanh như tàu lá chuối non, buổi trưa thì đỏ như trái gấc, buổi tối thì vàng như nghệ, cứ 3 ngày thì bị kinh phong giựt đến mất thở. Tôi lại sợ nên kêu ba nó vào ngủ chung mỗi đêm.
Chỉ còn mấy hôm nữa thì Tết đến, chiều nay cái lưng tôi rất mõi mệt, lo dọn bàn thờ để chưng bày ngày Tết. Ông nhà tôi lúc rày rất chìu và tỏ vẻ lo cho tôi. Có lẻ đang hối hận ăn năn việc đói xử tệ bạc với tôi, hay là cám ơn tôi đã giữ gìn cho cô Út và thằng con yêu quí. Nhìn bé Tư nằm ngủ mà tội vì chưa bao giờ ba nó tỏ thái độ yêu thương nó như vậy. Năm nay tôi chỉ sắm cho nó mỗi 2 bộ lụa lèo màu vàng để thay đổi bộ lụa lèo đã hơi ngã màu. Nửa đêm bụng tôi đau hơi hơi và có triệu chứng chuyển dạ. Tôi thu xếp đồ vô giỏ rồi căn dặn ông chồng cách pha sữa cho Trần Ai, rồi một mình đi bộ qua nhà thương. Gần Tết nên hầu hết các giường nằm sản phụ đã vắng đi rất nhiều. Nếu sáng mai tôi sanh thì cũng phải về để lo chuyện trong nhà.
Tiếng ai ngân nga nghe văng vẳng đâu đây:
"Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình." Tôi nghe mà lòng chạnh thương thân. Đêm đó tôi sanh một bé gái rất nhẹ ký và khá xinh. Sáng mồng một tết tôi đón xích lô về, cũng lặng lẽ như lúc đi. Trong nhà vắng lặng, bàn thờ cũng có đôi đèn cày thắp sáng, chợt nghe tiếng ông nhà tôi phía sau:
- Tôi qua nhà thương đón bà thì cô mụ nói bà đã về rồi.
Tôi chỉ cười nhẹ và thấy hơi vui.
Ông nhà tôi đưa tay lấy cái giỏ trong tay tôi và dướn người gần bên nhìn đứa con gái, ông hỏi:
- Con nhỏ quá chắc bà nó sinh mau lắm, bà đã tính đặt tên cho con chưa?
Tôi chỉ lắc đầu rồi đi chầm chậm vô buồng, nhìn Trần Ai rồi đặt đứa con gái nằm cạnh nó, tôi nhìn chồng tôi nói:
- Ông sắp xếp mùng gối ra bộ ván gõ ngủ với Bé Tư.
- Ừ! Bà tính vậy cũng phải.
Tôi hỏi chồng tôi:
- Hai ngày nay Trần Ai có đỡ hơn chút nào không?
- Cũng vậy, khóc hoài, mệt ngủ thôi, nó bệnh nên khó dỗ.
Tôi thở dài nói:
- Tội nghiệp, tôi sẽ tập nuôi 2 con bằng tất cả sức lực của tôi.
Chồng tôi nhìn với đôi mắt rất nhẹ nhàng rồi nói rất nhỏ:
- Cám ơn, sự hy sinh của bà.
Tôi nằm xuống giường nhìn lên trần nhà với khoảng không vô tận. Bé gái cựa quậy trong tấm tả to, và Trần Ai lại nấc lên vài tiếng khàn đặc rồi ré lên khóc ngất. Cơn co giật bắt đầu cho Trần Ai. Ông chồng tôi phải chạy vô để bế Trần Ai lên, chạy sang nhà ông y tá chích cho vài mũi thuốc hạ cơn co giật. Từ ngày có mặt Trần Ai trong ngôi nhà này, ít khi chồng tôi đi vắng nhà. Ông rất thương và lo lắng cho đứa con oan nghiệt này. Ông không còn chạy những áp phe lớn mà dành hết thời gian cho Trần Ai. Đi một lúc ông về rồi nói:
- Thôi mẹ bé Tư à! Để thằng Trần Ai ra ngoài ngủ với tui còn bé Tư vô ngủ với bà và em nó đi.
Cứ vậy, ngày nào như ngày nấy, Trần Ai luôn nằm trên tay hết người này tới người kia mà vẫn khóc đến tím tái, và cứ ngay cử thì giật liên hồi. Tội nghiệp Trần Ai và chồng tôi, anh ấy xuống sức thấy rõ, "Bụng làm dạ chịu." Tôi thì phải săn sóc cho bé Năm (tôi thấy nó nhỏ quá nên gọi bé Cút), và nhượng bớt phần sữa mẹ cho Trần Ai bú. Rồi ngày Tết đã trôi qua thật nhẹ nhàng trong ngôi nhà của tôi. Cái nỗi buồn dù cố nén vẫn không kín nổi với hàng xóm, đủ thứ tin đồn có cái đúng có cái sai. Mà mắc gì phải đính chính! Thôi kệ, thời gian là câu trả lời tốt nhất.
Tôi đang mênh mông trong muôn ngàn câu hỏi thì chồng tôi gọi:
- Má bé Tư nè! Hạ nêu xong, bà đi coi thầy xem thằng Trần Ai có gì không? Làm sao mà khóc không biết nín là gì; tôi mệt mõi quá rồi!
- Ừ! tối nay ông để nó vô ngủ với tui đi.
- Trời ơi! Nó vô đó khóc kiểu này thức cả đám, thôi thôi bà để tui với dì hai dỗ nó. À! Má bé Tư, có khi nào nó nhớ má đẻ của nó không?
Tôi nhìn ông ấy thương hại, tôi biết ông rất yêu thương người đàn bà đó và rất muốn gặp lại, nhưng tôi không thể chìu lòng ông dù tôi rất muốn cô Út đến thăm Trần Ai. Tôi nói:
- Ông muốn gặp mẹ nó, hay nó muốn gặp? Quên đi, cho gia đình người ta ấm êm. Anh Tư thịt đòi lấy mở bụng ông nếu ông còn lén lút với cô Út nữa đó.
- Bà này, nói gì vậy, tôi thấy nó khóc hoài nên hỏi vậy mà.
Từ ngày tôi nhận Trần Ai về nhà đến giờ, ông chồng tôi rất nể nang người phụ nữ ít học như tôi mà còn biết xử sự rất khôn khéo; nên ông đã ngọt ngào và chăm chú cho tôi hơn. Khi tất cả đã ngủ yên, bên ngoài Trần Ai cũng ngủ mất sau trận khóc sanh tử. Tôi vẫn nghe tiếng ông tôi thở dài và đi nhè nhẹ vô buồng rồi nằm xuống giường bên ngoài mùng. Tôi giả vờ nhắm mắt ngủ và thấy ông vén mùng nhìn con gái thật lâu rồi mĩm cười đưa tay nựng cái miệng nút môi nhọn quắc của bé Cút. Ông đưa tay lên vuốt tóc lòa xòa trên trán tôi và đặt môi lên hôn vào trán tôi. Tôi rất sung sướng nhận nụ hôn đã từ lâu anh quên mất đi. Rồi ông vòng tay ôm ngang mình tôi thật lâu và ông đã ngủ thiếp lúc nào. Có lẻ ông quá đuối sức khi thức với Trần Ai qua mỗi đêm. Hôm nay tôi thuê được dì hai đến trông Trần Ai cho ông nhà tôi đỡ vất vả.
Hôm nay, ngày rằm tháng giêng cái không khí vui Xuân cũng đã trôi qua, trả lại sinh hoạt bình thường trong cuộc sống.
Chồng tôi sau khi đi uống cafe sáng ở chợ về đã vội vàng kêu tôi:
- Má nó gởi mấy đứa cho chị Hai rồi đi công chuyện với tôi.
Tôi ậm ự trả lời:
- Đi đâu thì ông đi đi, tới 3 đứa lận đó! Nó rủ nhau khóc một lượt có môn mà la làng.
- Trời ơi! Nếu tôi giải quyết được thì có cần má nó theo sao? Không có bà, người ta không đồng ý.
- Mà chuyện gì? Ất giáp gì mà đi?
- Thì vừa đi vừa nói, được không? Bởi vậy đàn bà nhà này không giống ai!
Tôi nghe ông nói thì nóng hai cái lỗ tai, tôi giận dỗi đi vô trong buồng, ông lẻo đẻo theo sau nói nho nhỏ:
- Má nó nè! Hồi sáng tôi có đi ra kiếm công việc gì làm, chứ ở nhà hoài 5, 6 miệng ăn thêm thằng Trần Ai bệnh ngặt nghèo nữa. Có một gian hàng rất thuận lợi cho việc mua đồ từ trong quê ra bán, lãi cũng kha khá chỉ phải vất vả hơn lúc trước, người ta nói phải đủ vợ chồng đồng ý ký tên và đặt tiền cọc.
Thấy nét mặt khẩn thiết của ông, tôi cũng mềm lòng rồi nói:
- Ừ! Để ra đó coi sao.
Nét mặt ông bỗng vui vẻ lên ngay, ông vỗ tay vào đùi tự nói:
- Phải như vậy chứ!
Tôi và ông bước nhanh ra cửa thì tiếng chị Hai ở nhà sau la lên thất thanh:
- Trời ơi! Trần Ai giựt kinh phong quá rồi.
Tiếng bé Cút và bé Tư cũng đồng thét vang; tôi chạy vô nhanh và ông đã lao tới bồng Trần Ai chạy ra phòng mạch chích thuốc hạ cơn cho nó. Hôm nay chích thuốc đã qua gần 1 giờ đồng hồ mà không thấy nó giảm sốt như mấy lần trước dù cơn co giật có lơi dần, ông Bác Sĩ nói:
- Lần này không thuyên giảm thì ông bà lên Sài Gòn đi, tôi thấy không khả quan lắm.
Nhìn ông, tôi thấy rất tội, "bụng làm dạ chịu"; có lẻ ông cũng nhận thấy khả năng kinh tế hiện nay không cho phép ông đem Trần Ai lên Sài Gòn chạy chửa, tôi nói:
- Hay là sáng mai ông đem nó đi lên Sài Gòn, tôi vay đỡ một số cho ông, còn nước còn tát.
- Cám ơn má nó! tôi lấy làm xấu hổ với bà.
Tôi ẩm Trần Ai như ôm cái lò lửa, nó sốt rất cao và co giật ngày càng mạnh. Tôi để nó trên giường nằm, rồi lau rượu theo kẹt nách để giảm sốt. Ông Bác Sĩ bắt mạch rồi lắc đầu kêu:
- Tôi nghĩ là lên Sài Gòn cũng chẳng ích gì! Tôi chích cho nó một lần nữa nếu nó chịu thuốc thì đêm nay sẽ không co giật nữa thì sáng mai đi lên Sài Gòn mới hy vọng, còn bằng không thì...
Đêm đó hai vợ chồng tôi ở lại phòng mạch của Bác Sĩ. Trần Ai vẫn vậy, khóc la không ngớt, chắc chắn cơ thể nó rất đau vì từng thớ thịt luôn bị co giật, trên mặt, và chân tay. Cơn sốt không hạ được bao nhiêu thì chứng co giựt cứ hành hạ từng cơn. Tôi vác nó trên vai đến không còn chịu nổi thì ba nó thay phiên. Hôm nay Trần Ai đã tròn tháng, thân thể gầy guộc hơi thở mõi mòn, nó không thể qua khỏi đêm nay... tội quá! Gần sáng Bác Sĩ thức dậy làm vệ sinh cá nhân xong, đến đo nhiệt và bắt mạch cho nó rồi ông lắc đầu nói:
- Nó đã bị viêm màng não cấp tính rồi, ông bà đưa nó về đi là vừa.
Ông nhà tôi khóc rõ tiếng, còn tôi cũng không nén được tiếng nấc, Ông vác Trần Ai chạy nhanh về. Khi chạy ngang nhà mẹ nó ông dừng lại rồi không biết nghĩ sao ông vội bước nhanh. Tôi chạy phía sau ông và cũng biết được niềm trắc ẩn đó. Khi đi ngang nhà anh Tư tôi bước vô báo tin buồn cho gia đình và mẹ Trần Ai biết. Cả nhà chỉ nhìn tôi mà không nói lời nào. Tôi lặng lẽ bước ra khỏi nhà không có người tiễn chân.
Tôi vừa vô nhà đã nghe ông lên tiếng:
- Má sắp nhỏ vô lo cho nó đi, để tui nhờ hai cha con anh Sáu lo hậu sự cho nó, xấu lắm rồi.
Tôi ra sau nhà nhìn thằng bé thật tội, nó không thể gào ra tiếng chỉ đưa hơi lên rất khó khăn, cánh mũi phập phồng hơi thở yếu dần.
Bên ngoài tiếng gió rít nghe cũng não nùng, chưa hết tháng giêng mà trời cứ như muốn trút cơn mưa giận dữ, tôi nói khẽ:
- Lại mưa sái mùa, ông trời cũng thương tâm cho kiếp người của thằng nhỏ, còn nắm nuối người sinh nó ra. Tại sao cô Út lạnh lùng đến như vậy? Núm ruột cắt ra cô không đau sao?
Tôi nghe tiếng guốc đi ngoài sân, vội chạy ra nhìn là ai. Thì ra bà cố ngoại của Trần Ai vừa vào cửa nhà. Bà đã hơn 70 tuổi nhưng dáng đi rất khoan thai quý phái, tay cầm giỏ trầu, tay cầm khăn choàng cổ bà ngồi trên bộ ván gỗ cạnh cháu cố rồi cất tiếng:
- Tui mà biết chuyện này sớm thì có lẽ nó không như vầy đâu. Tội cho cháu tôi, hồi nãy nghe mấy đứa ở nhà nói về cháu tôi ngày chuyển 3 sắc mặt lúc chào đời thì được rắn đưa. Nó là phúc của nhà tôi chứ có phải nhà này đâu. Nếu còn thương mẹ, thì đành chờ kiếp sau; chỉ có bà đến đưa chân cháu mà thôi.
Tôi nghe mà thấy mặn đắng trong cổ, thấy nó chớp mắt mấy cái thật nhanh giọt lệ chực trào ra khóe mắt, và hơi thở cũng đã rất yếu... rất yếu...
Ngoài trời gió rít càng mạnh hơn và đổ mưa như trút, tiếng mưa rớt trên mái tôn không át nổi tiếng khóc của Ba nó, của bà nó, và của tôi. Ông Sáu gần nhà đã đóng xong cái quách để tẩn liệm cho Trần Ai. Con trai lớn của ông Sáu thì đã đào xong cái hố huyệt ở sau vườn nhà tôi. Từ nhà ra sau vườn cũng xa hơn 20 thước.
Bà ôm xác cháu thật lâu mới đặt xuống cho anh Sáu bó thân rồi đặt hết những quần áo cho nó đem theo. Có những thứ nó chưa từng được sử dụng lấy một lần. Bỗng có tiếng la của thằng bé Tư:
- Má ơi! Con rắn kìaaaaa.
Lại là rắn, nó từ trên trần nhà buông mình xuống đất và nằm im. Tôi lấy cây tre vít nó lên, con rắn đã chết rồi thật lạ lùng con rắn y hệt con rắn ở trên ruộng khi Trần Ai chào đời, tôi lẫm nhẫm:
- Đầu rắn hổ, mình rắn nước, từ trên ruộng nhà cô út xa mấy chục cây số... lạ kỳ lắm đây!
Ông chồng tôi giục:
- Đến giờ tốt rồi, cho nó ra hạ huyệt đi.
Mưa bắt đầu nặng hạt, chúng tôi che dù, đội áo mưa theo sau con đê bầy nhầy sình đất. Cái huyệt ngập đầy nước, khi để cái quách xuống, nó cứ tròng trành như chiếc thuyền ra biển gặp cơn bão dữ. Có tiếng bì bõm sau lưng tôi, à thì ra con Vện cũng lội theo tiễn cậu chủ nhỏ. Nó ngước lên trời cất tiếng tru thật dài, thật não nùng.
Còn lại công việc an tất cho Trần Ai thì có hai cha con anh Sáu chu toàn. Chúng tôi quay trở lại nhà, bà Cố Trần Ai ngồi lại trò chuyện với tôi một lúc:
- Cháu tôi là chơn mạng Đế Vương, ra đời rắn đưa khi đi rồng rước. Tại sao tôi không hay và đã trể mất.
Bà khóc tức tưởi thật lâu mới ra về. Đã xong một đời người cũng như tôi cũng tròn bổn phận người vợ, người mẹ. Tiếng khóc của chồng tôi từ trong buồng vọng ra nghe bi ai quá. Chuyện ngày hôm qua, chuyện ngày hôm nay đã khép lại để sang trang quãng đời làm vợ, làm mẹ của tôi.
Bạch Huệ