Lời Tri Ân
Kính thưa quý thầy cô!
Từ ngàn xưa đến nay, dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, yêu đạo nghĩa kính trọng thầy cô giáo. Chính sức mạnh của truyền thống này đã làm nên bản sắc văn hóa và sự trường tồn của dân tộc. Nó được bắt nguồn từ lòng hiếu học vốn được xem như là một viên ngọc quý, càng mài lại càng sáng đẹp hơn. Nét đẹp của truyền thống ấy đã được bao người VN kế thừa và phát triển. Vì thế hằng năm ngày 20/11 đã trở thành ngày mà cả xã hội bày tỏ lòng tri ân sâu sắc, trân trọng tôn vinh công lao của nhà giáo - những thầy cô, người chèo đò cần mẫn đã và đang truyền thụ kiến thức, đào tạo nhân cách cho bao thế hệ con người trên quê hương đất nước Việt Nam. Có thể nói ngày nhà giáo VN đã trở thành một biểu hiện cao quý của truyền thống tôn sư trọng đạo, chiếm lĩnh một vị trí thật đặc biệt trong đời sống tinh thần của mỗi con người VN chúng ta. Hôm nay, theo dòng chảy tự nhiên của thời gian, một mùa Hiến chương nhà giáo lại đến, mùa của những kết nối yêu thương, của những cảm xúc tràn ngập ùa về với biết bao ân tình sâu nặng, lòng biết ơn sâu sắc của các thế hệ học trò dành cho thầy cô giáo kính yêu của mình.
Trong dòng cảm xúc dạt dào của ngày lể mang ý nghĩa trang trọng này, là một học sinh của trường Hoa Liên Minh Đức xưa kia, tâm hồn em thật bồi hồi xúc động. Miền kí ức miên man lại đưa em trở về với những tháng năm được học tập dưới mái trường thân yêu này. Sinh trưởng trong một gia đình người Việt gốc Hoa, cùng với bao bạn bè trang lứa, thời niên thiếu cắp sách đến trường của em là một quảng đời hoa mộng đẹp. Dưới mái trường Minh Đức cổ kính thân thương - mảnh đất giao thoa giữa hai nền văn hóa Hoa Việt, nhiều thế hệ học sinh người Hoa chúng em đã được rất nhiều thầy cô truyền đạt tri thức sách vở và những bài hoc đầu tiên về đạo lí làm người. Hay nói khác hơn chúng em đã được tiếp nhận những tinh hoa – vẻ đẹp của nền văn hóa Trung Hoa và cả những kiến thức phong phú của các môn học được chọn lọc từ nền tảng tri thức của chương trình học tiếng Việt. Đó là những tiết hoc môn Toán cấp II – hóc búa, khô khan nhưng lại trở nên sinh động dể hiểu qua phương pháp giảng dạy của cô Hoa Đỗ, cô Hoa Trịnh. Là những giờ học với phong thái nhẹ nhàng, giọng nói truyền cảm của cô Tăng Mỹ Mỹ đã giúp chúng em hiểu được những nét đặc thù cơ bản của bộ môn địa lí đầy hấp dẫn. Bên cạnh đó còn có các tiết học thú vị của bộ môn âm nhạc do cô Lưu Nga Ảnh phụ trách với những ca khúc tiếng Hoa có âm điệu vui tươi réo rắt kèm theo vũ đạo rất sôi động mang nội dung ca ngợi tình bạn, tình thầy trò... Là tiết thể dục rèn luyện sức khỏe của thầy No. Đặc biệt là những bài tập đọc tập viết chữ Hoa mà cô Trần Huệ Dung đã kiên nhẫn nắn nót từng nét chữ cho chúng em! Các cô Nguyễn Ngọc Huệ, Lưu Ngọc Phương, cô Tô Thị Ky đã vun đắp bồi dưỡng, thắp lên trong tâm hồn em niềm đam mê, yêu thích bộ môn Văn học qua những vần thơ ngọt ngào cảm xúc, những bài văn xuôi tự sự đậm chất triết lí nhân văn... Hơn 30 năm, gần nửa thế kỉ đã trôi qua, nhưng những hồi ức tươi đẹp, dấu ấn rưc rỡ của một thời cắp sách đến trường ấy với công lao như trời biển của thầy cô vẫn hiện hữu sâu lắng trong tâm trí của em và các bạn. Có thể nói thầy cô chính là những người đưa đò âm thầm lặng lẽ, miệt mài theo năm tháng đời người... Mỗi chuyến đò chở nặng bao công sức, và tâm huyết lớn lao cao cả của người thầy, người cô kính yêu. Khi đất nước được hòa bình, cuộc sống còn bề bộn những khó khăn, một số thầy cô phải đành từ giã gia đình, quê hương để tìm kế sinh nhai. Nơi đất khách quê người xa xôi ấy, chắc chắc trong tâm tư tình cảm của thầy cô vẫn canh cánh một niềm thương nỗi nhớ về những đứa học trò bé nhỏ dễ thương – những người khách sang sông hồn nhiên tinh nghịch của mình thưở nào!
Kính thưa quý thầy cô!
Cuộc sống của chúng ta vẫn lăn tròn những nhịp đều đặn, ngày hôm nay nhịp đều đặn ấy sẽ rung nhẹ trong lòng người bao cảm xúc ấp áp, lạ thường. Trong thời khắc đẹp này có lẽ thầy cô đang sống với những hoài niệm về quá khứ, về một thời vinh quang cao cả của sự nghiệp “Trăm năm trồng người”. Dù đã rời xa bục giảng nhưng trong trái tim của thầy cô vẫn chan chứa những suối nguồn tình cảm yêu thương dành cho bao thế hệ học trò của mình. Tuy tuổi tác đã cao nhưng thầy cô vẫn đồng hành dõi theo từng bước trưởng thành, thành đạt của từng đứa học trò năm xưa... Không những thế, xuất phát từ cái Tâm cao quý của một nhà giáo chân chính, thời gian qua thầy cô đã và đang cùng với các anh chị cựu HS ở bên kia bờ đại dương chắt chiu dành dụm tiền bạc, thực hiện các hoạt động thiện nguyện nhằm mục đích chia sẽ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời kém may mắn ngay trên quê hương KG thân yêu của chúng ta, Tấm lòng vị tha bác ái của thầy cô thật đáng trân trọng. Và chúng em những thế hệ học sinh người Hoa mỗi khi nghĩ về thầy cô luôn trào dâng trong lòng bao tình cảm rất đỗi yêu thương tự hào, và quý trọng.
Riêng em là một người khách sang sông, cũng đang mang nghiệp đưa đò, hôm nay em tìm về bến đò xưa để được gửi gắm đến quý thầy cô lòng biết ơn chân thành nhất của chính bản thân mình. Bởi vì khi trải mình trong những năm tháng được làm người thầy, em mới cảm nhận thấm thía sâu sa hơn mọi nhọc nhằn, những hi sinh thầm lặng mà vô biên của những thầy cô kính yêu. Và hơn thế nữa, chính thầy cô đã góp phần đặt nền tãng chắp cánh cho những ước mơ khám phá chân trời tri thức, truyền cho em sự nhiệt huyết và tình yêu nghề nghiệp.
Kính thưa quý thầy cô!
Khi nghĩ về nghề giáo, một nhà thơ đã viết những vần thơ ca ngợi:
Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nở cho đời muôn vạn hoa thơm..."
Vâng! Nghề giáo là một nghề trong sạch và vô cùng cao quý, bởi nó mang đến cho cuộc đời hàng triệu những bông hoa thơm ngát, đó chính là những con người hữu ích, những công dân ưu tú cho xã hội! Trong cuộc đời của mỗi con người luôn có những ước mơ, khát vọng cao đẹp. Có lẽ khát vọng lớn nhất của người thầy, người cô là nhìn thấy sự trưởng thành của học trò về hai mặt trí thức và nhân cách. Đã gần bốn mươi năm qua, những thế hệ học sinh, bé nhỏ ngây thơ, tinh nghịch dưới mái trường Minh Đức cổ kính rêu phong giờ đây đã có được những thành đạt nhất định trong cuộc sống của mình. Tất cả chúng em dù làm nhiều ngành nghề khác nhau, dù ở những cương vị xã hội khác nhau nhưng luôn khắc ghi những công ơn sâu nặng của thây cô. Sau cùng em xin được mạn phép thay mặt cho các anh chị ban bè trường Hoa Liên Minh Đức xưa kia kính gửi đến quý thầy cô lời tri ân sâu sắc nhất! Kính chúc quý thầy cô luôn được dồi dào sức khỏe!
Trân trọng kính chào!
Lưu Ngọc Yến
(Kính tặng cô: Lưu Nga Ảnh, Tô Thị Ky, Nguyễn Ngọc Huệ, Lưu Ngọc Phương, Trần Huệ Dung, Tăng Mỹ Mỹ, Đỗ Thị Hoa, Trịnh Thị Hoa cùng tất cả thầy cô các anh chị, bạn bè là cựu HS của trường Hoa Liên Minh Đức, Dân Trí thập niên 70, 80.)
Kính thưa quý thầy cô!
Từ ngàn xưa đến nay, dân tộc ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, yêu đạo nghĩa kính trọng thầy cô giáo. Chính sức mạnh của truyền thống này đã làm nên bản sắc văn hóa và sự trường tồn của dân tộc. Nó được bắt nguồn từ lòng hiếu học vốn được xem như là một viên ngọc quý, càng mài lại càng sáng đẹp hơn. Nét đẹp của truyền thống ấy đã được bao người VN kế thừa và phát triển. Vì thế hằng năm ngày 20/11 đã trở thành ngày mà cả xã hội bày tỏ lòng tri ân sâu sắc, trân trọng tôn vinh công lao của nhà giáo - những thầy cô, người chèo đò cần mẫn đã và đang truyền thụ kiến thức, đào tạo nhân cách cho bao thế hệ con người trên quê hương đất nước Việt Nam. Có thể nói ngày nhà giáo VN đã trở thành một biểu hiện cao quý của truyền thống tôn sư trọng đạo, chiếm lĩnh một vị trí thật đặc biệt trong đời sống tinh thần của mỗi con người VN chúng ta. Hôm nay, theo dòng chảy tự nhiên của thời gian, một mùa Hiến chương nhà giáo lại đến, mùa của những kết nối yêu thương, của những cảm xúc tràn ngập ùa về với biết bao ân tình sâu nặng, lòng biết ơn sâu sắc của các thế hệ học trò dành cho thầy cô giáo kính yêu của mình.
Trong dòng cảm xúc dạt dào của ngày lể mang ý nghĩa trang trọng này, là một học sinh của trường Hoa Liên Minh Đức xưa kia, tâm hồn em thật bồi hồi xúc động. Miền kí ức miên man lại đưa em trở về với những tháng năm được học tập dưới mái trường thân yêu này. Sinh trưởng trong một gia đình người Việt gốc Hoa, cùng với bao bạn bè trang lứa, thời niên thiếu cắp sách đến trường của em là một quảng đời hoa mộng đẹp. Dưới mái trường Minh Đức cổ kính thân thương - mảnh đất giao thoa giữa hai nền văn hóa Hoa Việt, nhiều thế hệ học sinh người Hoa chúng em đã được rất nhiều thầy cô truyền đạt tri thức sách vở và những bài hoc đầu tiên về đạo lí làm người. Hay nói khác hơn chúng em đã được tiếp nhận những tinh hoa – vẻ đẹp của nền văn hóa Trung Hoa và cả những kiến thức phong phú của các môn học được chọn lọc từ nền tảng tri thức của chương trình học tiếng Việt. Đó là những tiết hoc môn Toán cấp II – hóc búa, khô khan nhưng lại trở nên sinh động dể hiểu qua phương pháp giảng dạy của cô Hoa Đỗ, cô Hoa Trịnh. Là những giờ học với phong thái nhẹ nhàng, giọng nói truyền cảm của cô Tăng Mỹ Mỹ đã giúp chúng em hiểu được những nét đặc thù cơ bản của bộ môn địa lí đầy hấp dẫn. Bên cạnh đó còn có các tiết học thú vị của bộ môn âm nhạc do cô Lưu Nga Ảnh phụ trách với những ca khúc tiếng Hoa có âm điệu vui tươi réo rắt kèm theo vũ đạo rất sôi động mang nội dung ca ngợi tình bạn, tình thầy trò... Là tiết thể dục rèn luyện sức khỏe của thầy No. Đặc biệt là những bài tập đọc tập viết chữ Hoa mà cô Trần Huệ Dung đã kiên nhẫn nắn nót từng nét chữ cho chúng em! Các cô Nguyễn Ngọc Huệ, Lưu Ngọc Phương, cô Tô Thị Ky đã vun đắp bồi dưỡng, thắp lên trong tâm hồn em niềm đam mê, yêu thích bộ môn Văn học qua những vần thơ ngọt ngào cảm xúc, những bài văn xuôi tự sự đậm chất triết lí nhân văn... Hơn 30 năm, gần nửa thế kỉ đã trôi qua, nhưng những hồi ức tươi đẹp, dấu ấn rưc rỡ của một thời cắp sách đến trường ấy với công lao như trời biển của thầy cô vẫn hiện hữu sâu lắng trong tâm trí của em và các bạn. Có thể nói thầy cô chính là những người đưa đò âm thầm lặng lẽ, miệt mài theo năm tháng đời người... Mỗi chuyến đò chở nặng bao công sức, và tâm huyết lớn lao cao cả của người thầy, người cô kính yêu. Khi đất nước được hòa bình, cuộc sống còn bề bộn những khó khăn, một số thầy cô phải đành từ giã gia đình, quê hương để tìm kế sinh nhai. Nơi đất khách quê người xa xôi ấy, chắc chắc trong tâm tư tình cảm của thầy cô vẫn canh cánh một niềm thương nỗi nhớ về những đứa học trò bé nhỏ dễ thương – những người khách sang sông hồn nhiên tinh nghịch của mình thưở nào!
Kính thưa quý thầy cô!
Cuộc sống của chúng ta vẫn lăn tròn những nhịp đều đặn, ngày hôm nay nhịp đều đặn ấy sẽ rung nhẹ trong lòng người bao cảm xúc ấp áp, lạ thường. Trong thời khắc đẹp này có lẽ thầy cô đang sống với những hoài niệm về quá khứ, về một thời vinh quang cao cả của sự nghiệp “Trăm năm trồng người”. Dù đã rời xa bục giảng nhưng trong trái tim của thầy cô vẫn chan chứa những suối nguồn tình cảm yêu thương dành cho bao thế hệ học trò của mình. Tuy tuổi tác đã cao nhưng thầy cô vẫn đồng hành dõi theo từng bước trưởng thành, thành đạt của từng đứa học trò năm xưa... Không những thế, xuất phát từ cái Tâm cao quý của một nhà giáo chân chính, thời gian qua thầy cô đã và đang cùng với các anh chị cựu HS ở bên kia bờ đại dương chắt chiu dành dụm tiền bạc, thực hiện các hoạt động thiện nguyện nhằm mục đích chia sẽ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời kém may mắn ngay trên quê hương KG thân yêu của chúng ta, Tấm lòng vị tha bác ái của thầy cô thật đáng trân trọng. Và chúng em những thế hệ học sinh người Hoa mỗi khi nghĩ về thầy cô luôn trào dâng trong lòng bao tình cảm rất đỗi yêu thương tự hào, và quý trọng.
Riêng em là một người khách sang sông, cũng đang mang nghiệp đưa đò, hôm nay em tìm về bến đò xưa để được gửi gắm đến quý thầy cô lòng biết ơn chân thành nhất của chính bản thân mình. Bởi vì khi trải mình trong những năm tháng được làm người thầy, em mới cảm nhận thấm thía sâu sa hơn mọi nhọc nhằn, những hi sinh thầm lặng mà vô biên của những thầy cô kính yêu. Và hơn thế nữa, chính thầy cô đã góp phần đặt nền tãng chắp cánh cho những ước mơ khám phá chân trời tri thức, truyền cho em sự nhiệt huyết và tình yêu nghề nghiệp.
Kính thưa quý thầy cô!
Khi nghĩ về nghề giáo, một nhà thơ đã viết những vần thơ ca ngợi:
Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nở cho đời muôn vạn hoa thơm..."
Vâng! Nghề giáo là một nghề trong sạch và vô cùng cao quý, bởi nó mang đến cho cuộc đời hàng triệu những bông hoa thơm ngát, đó chính là những con người hữu ích, những công dân ưu tú cho xã hội! Trong cuộc đời của mỗi con người luôn có những ước mơ, khát vọng cao đẹp. Có lẽ khát vọng lớn nhất của người thầy, người cô là nhìn thấy sự trưởng thành của học trò về hai mặt trí thức và nhân cách. Đã gần bốn mươi năm qua, những thế hệ học sinh, bé nhỏ ngây thơ, tinh nghịch dưới mái trường Minh Đức cổ kính rêu phong giờ đây đã có được những thành đạt nhất định trong cuộc sống của mình. Tất cả chúng em dù làm nhiều ngành nghề khác nhau, dù ở những cương vị xã hội khác nhau nhưng luôn khắc ghi những công ơn sâu nặng của thây cô. Sau cùng em xin được mạn phép thay mặt cho các anh chị ban bè trường Hoa Liên Minh Đức xưa kia kính gửi đến quý thầy cô lời tri ân sâu sắc nhất! Kính chúc quý thầy cô luôn được dồi dào sức khỏe!
Trân trọng kính chào!
Lưu Ngọc Yến
(Kính tặng cô: Lưu Nga Ảnh, Tô Thị Ky, Nguyễn Ngọc Huệ, Lưu Ngọc Phương, Trần Huệ Dung, Tăng Mỹ Mỹ, Đỗ Thị Hoa, Trịnh Thị Hoa cùng tất cả thầy cô các anh chị, bạn bè là cựu HS của trường Hoa Liên Minh Đức, Dân Trí thập niên 70, 80.)